Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 21-Tháng 2/2006

Công nghệ phát thanh – truyền hình và quá trình dân chủ hóa đời sống báo chí

Đăng ngày: 09/05/2006
“Tôi tên là… ở tại … , tôi muốn được đặt câu hỏi với Tiến sĩ nông nghiệp… ; với bác sĩ… ; với nhà báo Chánh Trinh…; với ca sĩ Mỹ Linh…”

Sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
Những tín hiện từ máy điện thoại như thế vẫn vang lên trên sóng phát thanh – truyền hình trong nhiều chương trình live show, talk show... Tiếng nói của người dân, của khán giả xuất hiện trên sóng như một đồng chủ thể sáng tạo với nhà báo trong chính “diễn đàn của nhân dân” này. Bóng dáng của người dân, bóng dáng của cuộc sống ngày càng đậm nét hơn trong các chương trình – và đó chính là nét  mới đáng quý trong quá trình đổi mới báo chí ở Đồng Nai mà trước đấy nhiều năm khó có thể có được! Khi các chương trình phát thanh – truyền hình trở thành chương trình của chính khán thính giả, khi thông tin họ tiếp nhận không thể “một chiều” áp đặt ra rả như trước đây, người dân càng củng cố niềm tin vào quyền tự do thông tin, quyền tự do ngôn luận. Và có thể nói không đại ngôn rằng, những năm qua, báo chí Đồng Nai đã có một bước tiến đó là góp phần làm dân chủ hóa đời sống xã hội!
Hình thức xây dựng các chương trình trực tiếp là một nét cải tiến đáng ghi nhận của phát thanh - truyền hình Đồng Nai những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2004. Do tính chất gần gũi, sinh động, do độ xác tín cao của thông tin nên hình thức làm chương trình này tạo được sự hấp dẫn và được đông đảo khán giả ủng hộ. Trừ các chương trình thời sự được thực hiện trực tiếp, Đài thường xuyên tổ chức truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, thường xuyên tổ chức các dạng chương trình đối thoại trực tiếp, giao lưu với khán giả. Trước đây, bình quân 1 tháng tổ chức truyền hình trực tiếp 1 lần, nay bình quân cứ hơn 2 ngày có 1 buổi truyền hình trực tiếp, trong điều kiện chưa có xe truyền hình lưu động, thiết bị viba... Năm 2004, đã tổ chức hơn 140 chương trình truyền hình trực tiếp (tăng gấp 5 lần với năm 2003). Bốn tháng đầu năm 2005, số chương trình trực tiếp hoành tráng cũng tăng đến con số 100! Nhiều chương trình trực tiếp có quy mô lớn như cầu truyền hình giao thừa, các cầu truyền hình nhân sự kiện kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước với nhiều điểm đầu cầu được tổ chức thành công ngoài mong đợi!
Nhìn chung, về hình thức, Đài PT-TH Đồng Nai liên tục tìm tòi những cách chuyển tải ngày càng gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, ngày càng tiếp cận với các làm phát thanh - truyền hình hiện đại và tỷ lệ chương trình tự sản xuất ngày càng cao hơn so với hầu hết các Đài cấp tỉnh.
Phát thanh Đồng Nai từ chỗ làm các chương trình thu trước vào băng hằng ngày 3 buổi phát với 3 chương trình thời sự và 1 số chuyên mục, 1 số chương trình văn nghệ đã tiến đến làm chương trình thời sự trực tiếp hằng ngày 2 lần từ năm 1998. Nhưng phải đến năm 2003, phát thanh Đồng Nai mới có sự chuyển biến về chất với quy mô lớn. Đó là sự chuyển biến về quan điểm và phương thức làm phát thanh mới tiếp cận với xu hướng làm phát thanh hiện đại. Kết cấu chương trình phát thanh phong phú và hướng đến nhiều đối tượng hơn.
Hình thức phát thanh truyền hình trực tiếp đã cho phép chuyển tải những sự kiện nóng được cập nhật nhanh chóng và đã tạo ra một kênh thông tin dân chủ hơn, đời sống hơn, tiếng nói của người dân được đến với diễn đàn phát thanh dễ dàng hơn. Nếu trước đây, cách làm chỉ phát băng một chiều, nay, với hình thức phát thanh trực tiếp, người dân trong khu vực có thể đặt câu hỏi từ những thắc mắc về nông nghiệp, y học, tình yêu hôn nhân gia đình, chế độ chính sách, yêu cầu ca nhạc, giao lưu với các khách mời là những nghệ sĩ, chuyên gia, nhà quản lý đến việc phản ánh những sự kiện hiện tượng tốt và xấu trong đời sống… Phát thanh truyền hình Đồng Nai đã xây dựng được một phong cách thời sự mang bản sắc riêng, nhanh nhạy trong việc xử lý sự kiện và bản lĩnh trước những hiện tượng và vấn đề cuộc sống và dư luận đang đặt ra. Phát thanh truyền hình Đồng Nai đã có những bước chuyển với phương châm: gần gũi hơn với khán thính giả và là người bạn trong đời sống tinh thần của nhân dân
Cũng cần nói thêm, để có thể tổ chức sản xuất được chương trình phát thanh truyền hình với quy mô lớn và tăng tốc đột ngột từ 2003, Đài PTTH Đồng Nai đã đưa vào công nghệ phi tuyến tính trong sản xuất phát thanh – truyền hình. Hiện nay, phát thanh Đồng Nai là một trong số ít Đài phát thanh trong cả nước đã số hóa hoàn toàn từ sản xuất đến phát sóng. Anh chị em cũng đã phát huy, sáng tạo thêm về công nghệ sản xuất phát thanh theo phương thức mà các chuyên gia Thuỵ Điển (từ tổ chức SIDA) đã chuyển giao trước đó (1998). Ngoài ra, nhờ cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển mạnh như internet, điện thoại di động và đội ngũ phóng viên trẻ năng động, việc sản xuất chương trình ngày càng hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Tất nhiên không chỉ có công nghệ, mà là nỗ lực và sự năng động của một tập thể đã góp phần không nhỏ cho những thành công này.
SAO KHUÊ