Ngày 23 tháng 11 năm 2024 - 23:39:10 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh Đăng ngày: 18/05/2024
Trong thời gian qua, để thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 27/02/2018 về việc tăng cường công tác thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 25/02/2020 về việc tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính, thi hành án hành chính và nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác tổ chức thi hành án hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và xử lý nghiêm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có vi phạm trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Nghị định sổ 71/2016/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong thời
gian từ 01/10/2023 đến ngày 28/3/2024, Tòa án hai cấp tỉnh đã thụ lý 332 vụ án
có đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân
dân các cấp (cấp tỉnh là 43, cấp
huyện là 276, cấp xã là 14 quyết định hành chính, hành vi hành chính). Phần lớn
các Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân bị khiếu kiện tập trung vào lĩnh vực quản lý đất đai như thu hồi đất, phê
duyệt phương án bồi
thường, xử phạt vi phạm hành chính....Nhìn chung, việc ban hành các quyết định hành chính, hành
vi hành chính của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là đúng
thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục và nội dung phù hợp với quy định của pháp
luật có liên quan. Trong tổng số quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp bị khởi kiện, qua xét xử, Tòa án đã tuyên hủy 05/332 quyết
định hành chính, hành vi hành chính.
Số lượng bản án, quyết định của
Tòa án đã được thi hành 04 vụ việc, chưa được thi hành 20 vụ việc, đang tạm
đình chỉ theo quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 02 vụ việc, đã có quyết định
buộc thi hành án của Tòa án nhưng vẫn chưa thi hành án 15 vụ việc. Mặc dù vẫn còn
những bản án hành chính chưa được thi hành xong, trong đó có những bản án Tòa
án đã ra quyết định buộc thi hành án hành chính tuy nhiên việc xử lý trách
nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành án hành chính theo
quy định của pháp luật phải chứng minh được lỗi cố ý không chấp hành án của cán
bộ, công chức, viên chức, trong khi các vụ việc chưa thi hành án hành chính hầu
hết còn có những khó khắn, vướng mắc nhất định dẫn đến việc vẫn chưa có trường
hợp nào Chủ tịch Ủy ban nhân dân bị xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành
chính.
Trong quá
trình triển khai thực hiện pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính, địa phương vẫn còn một số khó
khăn, vướng mắc như sau: Trong các vụ án hành chính thì
người bị kiện chủ yếu là Ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp. Theo quy định tại khoản 3, Điều 60 Luật Tố tụng hành chính thì người tham gia tố tụng phải là
Chủ tịch ủy ban nhân dân hoặc chỉ được ủy quyền cho cấp phó là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trong khi những người này luôn phải chịu áp lực lớn trong
công việc quản lý hành chính nhà nước. Do đó, trong quá trình giải quyết tại
Tòa án thì nhiều vụ án người bị kiện không tham gia hoặc người đại diện theo ủy
quyền của người bị kiện xin vắng mặt dẫn tới quá trình giải quyết gặp nhiều khó
khăn; pháp luật chưa quy định rõ việc người phải thi hành án phải ban hành quyết
định thu hồi, hủy bỏ đối với một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính bị
tuyên hủy hay không nên trên thực tế đã dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác
nhau; Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 chưa quy định cụ thể rõ về thời hạn
tự nguyện thi hành bản án, quyết định của Tòa án và đối tượng bị
áp dụng quyết định buộc thi hành án hành chính của Tòa án.
Trên cơ sở
các vướng mắc phát sinh từ thực tiễn như đã đề cập nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh
đã có báo cáo kiến nghị Bộ
Tư pháp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng
hành chính năm 2015, như: Đề nghị nghiên
cứu mở rộng đối tượng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy quyền tham gia
tố tụng hành chính đến Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân - là cơ
quan đã tham mưu ban hành quyết định hành chính bị khởi kiện để tham gia tố
tụng. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung về thời hạn cung cấp tài liệu, chứng cứ bảo
đảm tính khả thi đối với các bên đương sự trong vụ án hành chính. Đề nghị
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án; về quy trình thi hành án hành chính đối với bản án
hành chính có nội dung không chấp nhận yêu cầu khởi kiện theo hướng bảo đảm sự
chủ động của cơ quan hành chính nhà nước là bên bị kiện trong việc tổ chức thi
hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình đã
ban hành, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Khi quyết
định hành chính đã bị Tòa án tuyên hủy sẽ đương nhiên hết hiệu lực kế từ thời
điểm bản án có hiệu lực thi hành. Do đó, Luật Tố tụng hành chính cần quy định
rõ theo hướng người phải thi hành án không phải ban hành quyết định thu hồi,
hủy bỏ đối với một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính bị tuyên hủy, nhưng
phải thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết để tránh phát sinh
thêm thủ tục hành chính không cần thiết./.
Ngọc Diệp
|
|
|