65 năm Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam: Một chặng đường hình thành và phát triển.

Đăng ngày: 15/08/2011
Ngày 05/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội đầu tiên: “....Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng quyền dân chủ của mình...”
 
Bà Lê Thị Thu Ba- Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp, Đại biểu Quốc hội các khóa 9,10,12
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam đến nay đã tròn 65 năm (06/01/1946-06/01/2011). Ra đời trong khói lửa của cộc đấu tranh cách mạng, Quốc hội vừa là thành quả, vừa là biểu tượng cao quý nhất của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước, thể hiện ý chí và khát vọng ngàn đời của nhân dân.  Quốc hội là nơi hội tụ đại biểu khắp mọi miền đất nước,mang trong mình sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, hiện thân của ý chí kiên cường và nghị lực phi thường của dân tộc Việt Nam. Trong 65 năm qua, Quốc hội Việt nam đã không ngường lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Thành phần nhân sự của Quốc hội là các Đại biểu Quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắcTập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Quốc hội có các đơn vị trực thuộc là Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội như Uỷ ban tư pháp, Uỷ Ban pháp luật, Uỷ ban các vấn đề xã hội...Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số phiên họp được truyền hình trực tiếp, phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
  Quốc hội có ba quyền năng chính mà không cơ quan nào có thể thực hiện thay: đó là quyền Lập pháp, lập hiến; quyền Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và quyền Giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước. Đối với Hoạt động lập pháp, lập hiến: Trong 65 năm qua, Quốc hội Việt nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố ANQP, mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời củng cố, hoàn thiện bộ máy Nhà nước, góp  phần quan trọng vaò công cuộc Công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát  triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tích cực chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Đối với Hoạt động giám sát: đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều kiến nghị qua giám sát được tiếp thu, khắc phục, đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, tăng cường pháp chế XHCN. Phương thức tiến hành giám sát đã có cải tiến nhằm nâng coa chất lượng. Những đổi mới trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đã góp phần làm cho sinh hoạt của Quốc hội trở nên sôi động, thiết thực, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ. Trong chức năng Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, các  Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát  triển KTXH 5 năm và hàng năm, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, các công trình quan trọng quốc gia, chính sách dân tộc, an ninh, quốc phòng, đối ngọai .. đã góp phần vào việc duy trì sử ổn định và phát  triển của đất nước.
Trãi qua 12 khoá, từ ngày Tổng tuyển cử đầu tiên đến nay, Quốc hội luôn luôn Quốc hội của dân, do dân vì dân. Cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu Quốc hội và có quyền bãi miễn đại biểu đó. Quốc hội luôn đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, gắn bó mật thiết  với nhân dân, là khởi nguồn sức mạnh của nhân dân Việt Nam. Trong suốt  quá trình hoạt động, Quốc hội đã không ngừng đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, không ngừng kiện toàn và tăng cường các cơ quan của Quốc hội, nâng cao chất lượng Đại biểu quốc hội. Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến và phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của cử tri trên các diễn đàn Quốc hội; phát  huy tính dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội, gắn liền với quá trình đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng. Quốc hội luôn chủ động và phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, MTTQ Việt nam các các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời đề cao trách nhiệm của các cơ quan này trong quan hệ phối hợp để thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân, gắn bó với thực tiễn cuộc sống.

Ngọc Hiền