Ngày 16 tháng 8 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2007/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Đăng ngày: 15/08/2011
Mức phạt tiền cao nhất là từ 15 đến 20 triệu đồng đối với các hành vi: không đóng bảo hiểm cho hơn 500 người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…; mức phạt giảm xuống còn từ 10 đến dưới 15 triệu đồng nếu vi phạm với số người lao động từ 101 đến 500; từ 7 đến dưới 10 triệu đồng: 51 đến 100 người; từ 01 đến dưới 7 triệu đồng: 11 đến 50 người
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội - Theo Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ban hàn ngày 16/8/2007, Chính phủ quy định: mức phạt tiền cao nhất là từ 15 đến 20 triệu đồng đối với các hành vi: không đóng bảo hiểm cho hơn 500 người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…; mức phạt giảm xuống còn từ 10 đến dưới 15 triệu đồng nếu vi phạm với số người lao động từ 101 đến 500; từ 7 đến dưới 10 triệu đồng: 51 đến 100 người; từ 01 đến dưới 7 triệu đồng: 11 đến 50 người…
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm nói trên như: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn và bị buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng…
Đối với hành vi không giới thiệu người lao động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cũng có thể bị áp dụng mức phạt cao nhất là 20 triệu đồng. Tuỳ thuộc vào số lượng người lao động, mức xử phạt đối với vi phạm này còn có các mức: 01 đến dưới 05 triệu đồng, 05 đến dưới 10 triệu đồng và 10 đến dưới 15 triệu đồng…
Hành vi không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt từ 100.000 đến 1.000.000 đồng… nếu báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm cũng có thể bị áp dụng mức phạt này…
Đối với người lao động nếu không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc thoả thuận với người sử dụng lao động không nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể bị phạt tiền từ 100.000 đến 1.000.000 đồng…
Cơ quan, tổ chức không cấp hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội đúng hạn có thể bị phạt tiền từ 01 đến dưới 20 triệu đồng…