Nhưng trước hết chúng ta phải hiểu rằng công tác dân vận là cực kỳ quan trọng, Bác Hồ đã nói “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” đã khẳng định chính quyền đều nằm trong tay nhân dân, chính quyền có tồn tại được cũng là phải dựa vào dân và phải lấy “dân” làm “gốc”. Điều này đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước mãi cho đến ngày nay.
Qua 8 năm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác dân vận, đến nay công tác dân vận của chính quyền trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức từ tỉnh đến cơ sở về vai trò và nội dung công tác dân vận được nâng cao thể hiện rõ trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương, gắn với việc triển khai có hiệu quả đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. Mối quan hệ phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể với chính quyền thực hiện hiện chăm lo chế độ chính sách, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất tinh thần, đội ngũ cán bộ công chức có thái độ phục vụ tốt yêu cầu của nhân dân… Hoạt động của các đại biểu và cơ quan dân cử được nâng cao, nhân dân được trực tiếp bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động của chính quyền, các chương trình liên tịch giữa Ủy ban nhân dân với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở ngày được phát huy, nhất là vai trò phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Chính quyền các cấp đã quan tâm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước trong các ban ngành đoàn thể và tầng lớp nhân dân.
Dù đã xác định được vai trò, trách nhiệm của chính quyền đối với công tác dân vận, nhưng bên cạnh đó chính quyền, cán bộ công chức một số nơi chưa quan tâm thường xuyên đến công tác dân vận, đôi khi thực hiện chưa hết trách nhiệm, vai trò quản lý nhà nước nên có lúc, có nơi chính quyền chưa sát với nhân dân, chưa kịp thời giải quyết những những tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân, thậm chí một số quyền lợi của người dân còn bị xâm phạm, một số cán bộ làm công tác chính quyền còn biểu hiện quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân chưa cao đã làm ảnh hưởng đến uy tín và giảm niềm tin trong nhân dân.
Lưu Thị Hà