Giải quyết khiếu nại, tố cáo bằng cách quan tâm sâu sát đến cuộc sống của người dân để có chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp công dân ổn định cuộc sống

Đăng ngày: 15/08/2011
Trong năm 2007, tình hình khiếu nại tố cáo (KN-TC) của công dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng, lượng đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp tăng hơn so với cùng kỳ.
Trong kỳ cũng phát sinh nhiều đoàn đông người đi khiếu nại, tố cáo tại các trụ sở tiếp công dân của huyện và của tỉnh, đặc biệt là số đoàn đông người ở các địa phương Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu. Xu hướng người KN-TC đến ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê, 10 tháng đầu năm, phòng tiếp dân của tỉnh và Thanh tra tỉnh đã tiếp 1.210 lượt công dân, trong đó có 16 lượt đoàn đông người. Ngoài ra, có một số trường hợp công dân tập trung ra Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để khiếu nại, UBND tỉnh đã cử cán bộ trực tiếp vận động và đưa công dân về địa phương để xem xét, giải quyết.

Về nội dung khiếu nại chủ yếu có thể phân tích ra thành các dạng cơ bản gồm: Khiếu nại về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường giải tỏa, tái định cư để thực hiện các dự án; khiếu nại tranh chấp đất giữa các hộ dân với các đơn vị quân đội; khiếu nại được các cấp, các ngành kể cả trung ương đã có ý kiến chỉ đạo và địa phương đã có quyết định giải quyết nhưng công dân vẫn còn tiếp tục và thường xuyên khiếu kiện đến các cơ quan trung ương.

Về tính chất khiếu nại rõ nét trong thời gian gần đây là khiếu nại tập thể, đông người, có tổ chức. Đạc biệt là công dân không đồng tình, từ chối hợp tác, có thái độ chống đối khi nhà nước thực hiện triển khai kiểm kê để lập phương án bồi thường thực hiện các dự án. Tính chất khiếu kiện gay gat, đưa ra nhiều yêu cầu để thực hiện, trong đó có những yêu cầu trái với quy định của luật pháp.

Thực trạng nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số điều kiện khách quan. Nguyên nhân lớn nhất là do chính sách về đất đai thay đổi, giao thời giữa Luật đất đai 1993 và 2003, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ chưa kịp thời. Mặt khác, chính sách đất đai được điều chỉnh ngày càng có lợi cho người dân hơn, giá đất được điều chỉnh tăng, dẫn đến có lúc, có nơi, trong một thời gian ngắn, trên cùng một dự án nhưng bồi thường cho người bị thu hồi đất làn trước với người được bồi thường lần sau có sự chênh lệch, làm phát sinh khiếu nại, người dan không chịu nhận tiền bồi thường, hoặc đã nhận tiền nhưng khiếu nại bồi thường bổ sung. Mặt khác, do đa số người dân bị thu hồi là nông dân, sản xuất nông nghiệp, nhiều trường hợp thuộc diện giải tỏa trắng, chỉ được cap một lô tái định cư để làm nhà ở, không còn đất sản xuất nên gặp khó khăn trong cuộc sống, từ đó phát sinh khiếu kiện, yêu cầu được đổi đất khác hoặc muốn trực tiếp thỏa thuận với chủ đầu tư.

Bên cạnh những nguyen nhân khách quan do bối cảnh phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước và của tỉnh, còn một số nguyên nhân chủ quan do yếu kém trong công tác quản lý đất đai của tỉnh như việc thực hiện công khai quy hoạch, công khai phương án bồi thường, giải tỏa, tái định cư ở một số dự án chưa thực hiện theo đúng trình tự quy định. Một số cơ quan, cán bộ chịu trách nhiệm về  kiểm kê, áp giá bồi thường nhưng đã thực hiện không đúng, không đủ theo quy định. Khi phát sinh khiếu kiện, việc phối hợp và cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nước với các đoàn thể trong hệ thống chính trị tại địa phương chưa đồng bộ. Đối với các khiếu kiện liên quan đến đất quân đội phát sinh từ việc quản lý đất của các đơn vị quân đội không chặt chẽ, cấp đất cho sĩ quan, cán bộ sử dụng xây nhà ở, sau đó sang nhượng; một số hộ dân bao chiếm, xây dựng trái phép trong thời gian dài nhưng đơn vị quân đội, cơ quan nha nước có thẩm quyền thiếu biện pháp xử lý dứt điểm. Một tình trạng còn xảy ra là cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong toàn tỉnh nhìn chung còn thiếu và yếu, bên cạnh đó việc quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc ở một số ngành, địa phương còn chưa thực sự chú trọng, dẫn đến lượng đơn thư phát sinh tăng nhưng giải quyết chậm hoặc giải quyết không dứt điểm.

Trước tình hình KN-TC của công dân có chiều hướng phát sinh tăng, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thủ trưởng các cấp, các ngành tăng cường công tác tiếp công dân và giải quyết KN-TC của công dân, qua đó đã đạt một số kết quả khả quan. Một số vụ việc phức tạp, tập trung đông người keo đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan trung ương đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để phát sinh thành điểm nóng. Nhìn chung, quá trình giải quyết đơn của các cấp, các ngành đã thể hiện sự công khai, dân chủ và chú trọng hơn trong việc tổ chức đối thoại với công dân trước khi ban hành quyết địnhg giải quyết. Công tác tiếp công dân được duy trì thường xuyên, có nề nếp; việc tiếp dân của lãnh đạo đã thực sự có chuyển biến tích cực.

Để việc giải quyết KN-TC trong thời gian tới đạt kết quả khả quan hơn nữa, UBND tỉnh đã đề ra một số giải pháp cụ thể để chỉ đạo triển khai thực hiện. Một giải  pháp được xem làm hữu hiệu nhất, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương là việc phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN và các đoàn thể để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục công dân chấp hành các quy định của pháp luat, đồng thuận với nhà nước trong việc thu hồi đất thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và các quyết định giải quyết KN-TC của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời cần quan tâm sâu sat đến cuộc sống của người dân để có chính sách hỗ trợ phù hợp theo đúng quy định, có như thế mới giúp công dân ổn định cuộc sống, không đẻ kẻ xấu lợi dụng, kích động. Tuy nhiên, bên cạnh công tác tuyên truyền, thuyết phục, tạo điều kiện sống cho công dân, UBND tỉnh đã đặt trọng tâm vào việc xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thực hiện chậm hoặc cố tình trì hoãn việc thực hiện quyết định giải quyết đơn đã có hiệu lực pháp luật nhằm đảm bảo hiệu quả và hiệu lực công tác giải quyết KN-TC.

Ban Biên tập