Tin tổng hợp

Đăng ngày: 15/08/2011
Một số hoạt động kinh tế xã hội chủ đạo của tỉnh Đồng Nai trong tháng
1. Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam

Ngày 16-11, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức họp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2007). Trong năm 2007, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trên lĩnh vực từ thiện xã hội, từ đầu năm năm 2007 đến nay, thông qua MTTQ và các đoàn thể, toàn tỉnh đã xây dựng và bàn giao 818 căn nhà tình thương, trị giá trên 7,7 tỷ đồng. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ các cấp đã vận động nhân dân đóng góp hàng tỷ đồng cứu trợ đồng bào bị thiên tai, chăm sóc gia đình chính sách. Phong trào đoàn kết dân giúp dân phát triển sản xuất thông qua cho mượn vốn, hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp ngày càng được mở rộng góp phần giúp nhieu hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả. Nhân dịp này, 53 cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác Mặt trận đã được tặng kỷ niệm chương "Đại đoàn kết dân tộc".

2. Hội thảo “Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ tại Đồng Nai”  

Ngày 15-11-2007, Trung tâm Khuyến công Đồng Nai phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp chi nhánh TP.HCM (VCCI) tổ chức hội thảo “Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ tại Đồng Nai”. Đồng Nai là tỉnh công nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có ngành công nghiệp phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, đến cuối năm 2006, tỷ trọng GDP công nghiệp chiếm 57,4% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên công nghiệp phát triển chủ yếu theo chiều rộng. Một số ngành công nghiệp chủ lực như: dệt may, giày dép, cơ khí ô tô, xe máy, điện tử… sản xuất còn mang nặng tính gia công lắp ráp. Nguyên liệu, linh kiện chủ yếu nhập khau, giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao…do các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh. Chính vì vậy, mục đích của buổi hội thảo nhằm đánh giá hiện trạng của ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh, đồng thời phân tích xu thế tất yếu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Việc lựa chọn các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2020 dựa trên 3 tiêu chí: là những ngành sản xuất những sản pham phụ trợ cho các ngành công nghiệp lắp ráp có “hàm lượng công nghiệp phụ trợ cao” như cơ khí ô tô, xe máy, cơ chế, chế tạo, điện tử; là những ngành sản xuất những sản phẩm phụ trợ cho các ngành công nghiệp có “tỷ trọng xuất khẩu lớn” như điện tử, dệt may, giày dép; là những ngành có thể thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư FDI, tập đoàn lớn của nước ngoài và là ngành có “tỷ trọng giá trị công nghiệp lớn”.

3. Hội chợ Thầu phụ công nghiệp  

Trung tâm Khuyến công Đồng Nai phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp chi nhánh TP.HCM tổ chức Hội chợ Thầu phụ công nghiệp lần 2 tại Nhà Bảo tàng tỉnh Đồng Nai. Qui mô Hội chợ Công nghiệp thầu phụ có hơn 60 gian hàng trưng bày các sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc các ngành: cơ khí, điện - điện tử, dệt may và giày da. Đây là một hoạt động nhằm tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp thị giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Ngành công nghiệp phụ trợ phát triển là bước đi tất yếu trong việc nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh công nghiệp với các nước trong khối ASEAN.

4.     132 Cán bộ, công chức tham gia hiến máu nhân đạo  

Sáng ngày 20-11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã vận động cán bộ, công chức các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh hiến máu nhân đạo. Hưởng ứng cuộc vận động, đã có 132 cán bộ, công chức hiện đang công tác tại các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh tham gia hiến máu. Ngay sau khi tiếp nhận, 132 đơn vị máu đã được Hội chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Trung tâm truyền máu khu vực Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) để bổ sung vào ngân hàng máu, phục vụ kịp thời công tác điều trị bệnh nhân.

5. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một tiếp đoàn Tổng Công hội tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc)  

Sáng ngày 5-11, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một đã tiếp xã giao đoàn đại biểu Tổng Công hội tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) do ông Trần Kiên, Phó Chủ tịch Tổng Công hội làm trưởng đoàn. Hồ Nam thuộc miền Trung Trung Quốc có diện tích tự nhiên là 211,8 ngàn km2, dân số khoảng 67 triệu người, trong đó có 9,1 triệu công nhân lao động, GDP bình quân đạt mức 14,2%. Số hội viên công hội của tỉnh hiện nay là 8,8 triệu người. Trong 3 ngày ở Đồng Nai, sau khi đi tham quan và trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động tại một số đơn vị như Công ty Chang Shin, Công ty cao su Đồng Nai và Huyện ủy Nhơn Trạch, đoàn cho rằng qui mo thu hút đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai rất lớn và được duy trì có hiệu quả, người lao động tin tưởng vào tổ chức Công đoàn. Nhiều vấn đề đã được trao đổi giữa 2 địa phương, như phương thức thu kinh phí Công hội của Hồ Nam, qui trình tiến hành giải quyết tranh chấp lao động tập thể, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể giữa Công đoàn các cấp...

6. Đoàn đại biểu tỉnh Kongpong Thom (Campuchia) thăm và làm việc tại Đồng Nai  

Chiều ngày 29-10, Đoàn đại biểu tỉnh Kongpong Thom (Campuchia) gồm 27 thành viên do ông Nam Tum, Tỉnh trưởng dẫn đầu đã tới thăm và làm việc tại Đồng Nai nhằm trao đổi mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp đoàn đại biểu tỉnh Kongpong Thom và khẳng định tình cảm trước sau như một của Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Trong 10 năm từ năm 1979 đen 1989, Đồng Nai đã cử 129 chuyên gia sang Kongpong Thom để hỗ trợ tỉnh bạn về an ninh quốc phòng, ổn định kinh tế - xã hội. Chủ tịch tỉnh Võ Văn Một khẳng định, chuyến thăm lần này của tỉnh bạn sẽ đánh dấu sự phát triển cua hai địa phương lên một tầm cao mới. Ông Nam Tum cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt, sâu sắc của tỉnh Đồng Nai và bày tỏ lòng biết ơn quân đội, nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ người dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chung trong quá khứ. Chuyến thăm lần này ông mong muốn có những mối quan hệ, hợp tác hữu nghị để đưa nền kinh tế hai tỉnh lên một tầm cao mới. Tỉnh trưởng cho biết, ông vừa nhận nhiệm sở vào năm 2003. Đoàn tìm hiểu sâu về kinh nghiệm của Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của Cămpuchia khá dồi dào nhưng khai thác chưa thực sự hiệu quả. Đoàn mong được hợp tác với Đồng Nai để phát triển trồng trot, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

7. Phát triển KCN tỉnh Đồng Nai năm 2007 và đến  năm 2015

Theo báo báo của UBND tỉnh, năm 2007 trên địa bàn tỉnh có 3 KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh hạ tầng: KCN Bàu Xéo (500 ha), KCN Tân Phú (54 ha), KCN Agtex Long Bình (47 ha). Hiện 24 KCN được phép hoạt động có diện tích là 6.496 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 70%. Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đưa vào cho phép thành lập 6 KCN ( KCN Lộc An, Bình Sơn (500 ha); KCN Long Đức (280 ha); KCN Ông Kèo (800 ha); KCN Long Khánh (300 ha); KCN Giang Điền (500 ha); KCN Dầu Giây (300 ha)). Ngoài ra, Khu liện hợp công nông nghiệp Donataba và Khu nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao Donafoods phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn và chế biến các sản phẩm thực phẩm an toàn đã được Thủ Tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương đầu tư và hiện các chủ đầu tư đang triển khai lập quy hoạch.

8. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 2,1 tỷ USD, tăng 91,1% về vốn đầu tư và tăng 14,6% về số dư án. Trong đó cấp mới 110 giấy phép với tổng vốn là 1,5 tỷ USD, tăng vốn cho cho 120 giấy phép với số vốn tăng thêm là 600 triệu USD. Cụ thể, trong số 110 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, có 94 dự án thuộc ngành công nghiệp có tổng vốn 650 triệu USD chiếm 43,34% và 10 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ  có tổng vốn 850 triệu USD chiếm 56,66%; tỷ lệ vốn đầu tư lĩnh vực dịch vụ tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Trong số các dự án cấp phép mới nói trên có 40 dự án  (24 dự án công nghiệp và 16 dự án dịch vụ) thuộc loại ít ô nhiễm môi trường. Nhờ chú trọng kêu gọi đầu tư được 13 dự án có công nghệ kỹ thuật cao chiếm 53% giá trị vốn đầu tư ngành công nghiệp được cấp phép mới, 21 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, chi tiết cho ô tô, máy móc thiết bị chiếm 16%, sản phẩm điện, điện tử có 5 dự án chiếm 1%, đặc biệt có 3 dự án sản xuất phụ liệu cho ngành may mac chiếm tỷ lệ 3%, lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm có 4 dự án chiếm 5%.

9. Giải pháp tiết kiệm năng lượng bằng lò hơi và hệ thống nhiệt  

Ngày 16-11-2007, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo “Tiết kiệm năng lượng trong lò hơi và hệ thống nhiệt”. Tham dự hội thảo có khoảng 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng lò hơi và hệ thống nhiệt. Hội thảo được nghe 2 chuyên đề: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống nhiệt; Tiết kiệm năng lượng ở hệ thống phân phối hơi và vấn đề thu hồi nhiệt thải. Lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng là giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp; đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh; sản xuất ổn định, đơn giản, dễ thực hiện. Từ kế quả khảo sát và thí điểm tại doanh nghiệp của Dự án PECSME cho thấy doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 10 – 20% chi phí năng lượng cho sản xuất chỉ với việc áp dụng một số giải pháp đơn giản như: tiết kiệm năng lượng cho lò hơi và hệ thống hơi, tiết kiệm nước sử dụng, tiết kiệm điện cho động cơ, tiết kiệm điện trong chiếu sáng…

10. Biểu dương “Người tốt việc tốt” tỉnh Đồng Nai lần VI  

Sáng ngày 16-11, tại Hội trường Thư viện tỉnh, Ban chủ nhiệm chương trình người tốt - việc tốt của tỉnh đã tổ chức họp mặt biểu dương 100 gương “Người tốt việc tốt” tỉnh Đồng Nai lần VI.  Đây là một hoạt động được tổ chức thường niên do Ban tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách và nằm trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh, nhằm phát hiện mọi tấm gương người tốt việc tốt trên toàn tỉnh, ở mọi cấp, ngành để biểu dương và giới thiệu nhân rộng trong đời sống. Ban tổ chức đã lựa chọn ra 100 tấm gương người tốt, việc tốt tiêu biểu, trong đó điển hình là anh Trương Văn Quán, trưởng công an xã Phú Điền, huyện Tân Phú với hơn 15 năm công tác trong ngành đã triệt phá trên 25 vụ án hình sự, bắt giữ 50 đối tượng, quản lý và theo dõi hơn 70 đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng; ong Nguyễn Văn Sáng ở Long Khánh trong hơn 25 năm qua, đã tự tay xây 110 ngôi mộ vô danh; hay cô giáo trẻ Trần Thị Huyền hơn 10 năm với lớp học tình thương, xoá mù chữ cho 280 người dân tộc nghèo…

11. Ngày hội đại đoàn kết ơ khu dân cư tại Đồng Nai

Chiều ngày 9-11, Chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt đã đến ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa (huyện Trảng Bom) tham dự Ngày hội đại đoàn kết nhân kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18-11). Cùng tham dự ngày hội với trên 500 người dân trong ấp còn có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh và Huyện ủy Trảng Bom. Ấp Lộc Hòa có 768 hộ với 2.240 nhân khẩu, trong đó có trên 90% đồng bào theo đạo Công giáo và Phật giáo. Thông qua phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong năm 2007, nhân dân ấp Lộc Hòa đã đóng góp trên 126 triệu đồng làm giao thông nông thôn, góp phần xây dựng hàng ngàn mét đường nhựa nóng phủ kín các tuyến đường trong ấp. Hiện nay, toàn ấp có trên 90% hộ được công nhận là gia đình văn hóa; thông qua các cuộc vận động dân giúp dân làm kinh tế, ấp Lộc Hòa đã giảm được 33 hộ nghèo và tỷ lệ nghèo của ấp chỉ còn 0,85%, số hộ khá giàu thì tăng lên, đạt đến 33%. Chủ tịch Phạm Thế Duyệt bày tỏ vui mừng khi đồng bào trong ấp tích cực tham gia xây dựng quê hương đất nước và đề nghị cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể ở địa phương tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ chức để phát huy quyền dân chủ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tăng cường đoàn kết hơn nữa để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh; đấu tranh, chống lại âm mưu phá hoại, chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết dân tộc.

12. Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Đồng Nai lần thứ VII năm 2007

Sáng 14-11-2007, tại Sân vận động tỉnh Đồng Nai đã diễn ra lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Đồng Nai lần thứ VII năm 2007. Đến dự lễ khai mạc có ông Huỳnh Chí Thắng-Tỉnh ủy viên, PCT.HĐND tỉnh, bà Huỳnh Thị Nga-Tỉnh ủy viên, PCT.UBND tỉnh, lãnh đạo của các sở, ngành chức năng của tỉnh và khoảng 3.000 vận động viên của 11 đơn vị huyện, thị, thành phố và 51 trường THPT trên địa bàn tỉnh. Hội khỏe Phù Đổng lần thứ VII năm 2007 của tỉnh được tổ chức trên cơ sở các Hội khỏe Phù Đổng cấp cơ sở tại 11 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh đã được tổ chức thành công và tuyển chọn được lực lượng VĐV tham gia Hội khỏe cấp tỉnh, nhằm mục đích chuẩn bị nguồn lực tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn Quốc năm 2008. Một số môn thi đấu tại Hội khỏe lần này gồm: bóng đá, bóng chuyền, bón bàn, cờ vua, cầu lông, đá cầu, bơi lội, điền kinh, Judo, Taekwondo, Karatedo và  Aerobic. Tại buổi lễ, Bà Huỳnh Thị Nga đã châm lửa ngọn đuốc của Hội khỏe Phù Đổng lần thứ VII của tỉnh từ 11 ngọn đuốc rước từ 11 Hội khỏe Phù Đổng của các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh và chính thức khai mạc Hội khỏe.

13. Tháng hành động kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm  

UBND tỉnh vừa ra thông báo về việc sẽ tổ chức tháng hành động kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mục đích của tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm và thuỷ sản trong việc chấp hành pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sử dụng vật tư nông nghiệp không đúng quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sản xuất cũng như môi trường. Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sử dụng vật tư nông nghiệp, thuỷ sản, các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, địa lý thu gom, kinh doanh nông sản thực phẩm. Cụ thể đối với vật tư nông nghiệp sẽ tập trung vào giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chưn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Đối với nông sản thực phẩm, thuỷ sản sẽ kiểm tra rau quả, chè, cà phê, các loại sản phẩm thuỷ sản chế biến tươi sống. Tháng hành động sẽ được tổ chức đến ngày 10-12-2007. Ban Biên tập

14. Hội nghị quán triệt thực hiện Pháp lệnh Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam và các văn bản liên quan

Sáng 14-11-2007 tại Hội trường Trụ sở khối nhà nước tỉnh, Hội CCB tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị quán triệt thực hiện Pháp lệnh Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam và các văn bản liên quan. Pháp lệnh Cựu chiến binh số 27/2005/PL-UBTVQH11 gồm 5 chương, 18 điều quy định các chính sách đối với CCB, các nghĩa vụ, quyền lợi của CCB, nguyên tac tổ chức, hoạt động của Hội CCB Việt Nam và trách nhiệm  của cơ quan, tổ chức đối với CCB, Hội CCB Việt Nam. Liên quan đế việc thi hành Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh. Ban chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn tổ chức bộ máy cơ quan Hội CCB các cấp như sau: Hội CCB các cấp ( trung ương, tỉnh, huyện, xã) có Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội. Riêng Trung ương Hội có chức danh Tổng thư ký. Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức Hội CCB thì bố trí cán bộ kiêm nhiệm như các đoàn thể chính trị-xã hội khác. Ngoài ra, Trung ương Hội và Hội CCB cấp tỉnh có cơ quan tham mưu giúp việc và Văn phòng, đối với Hội CCB cấp huyện có từ 1-2 cán bộ chuyên môn, đối với cấp xã , cán bộ chuyên trách được thực hiện theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ. Kim Chung