“Đền ơn đáp nghĩa” là đạo lý và nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam

Đăng ngày: 15/08/2011
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề xuất và sau đó quyết định chọn ngày 27.7 là ngày ghi nhớ công ơn của các thương binh (về sau đổi là Ngày Thương binh- Liệt sĩ) đã trải qua 60 năm. Thời điểm đó, cả dân tộc Việt Nam đang phải trải qua những thời khắc khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
   Trong thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc, Hồ Chủ tịch viết rằng: Người xin xung phong gửi một cái áo lót lụa, một tháng lương, số tiền từ một bữa nhịn ăn của Người và của toàn thể nhân viên Phủ Chủ tịch, đóng góp vào nghĩa cử của toàn dân cho viec chăm sóc thương binh cả nước.

Những dòng chữ ngắn và giản dị trên đây khẳng định một điều: Lòng hiếu nghĩa, bác ái, đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng là tình cảm và trách nhiệm thiêng liêng của mọi người dân Việt Nam. Học tập và làm đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong 60 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi đây là một ngày có ý nghĩa đặc biệt, là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nếu như Ngày Giỗ tổ là ngày để cả dân tộc hướng về nguồn cội của sự sinh thành, thì ngày 27.7 là ngày mà nước Việt Nam hiện đang hướng về một trong những cội nguồn vinh quang nhất làm nên tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm và tự hào, sức mạnh vô địch của hai tiếng Việt Nam.

Trong những năm qua, sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, đó là điều kiện thuận lợi để chúng ta chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ một cách chu toàn hơn, hàng vạn ngôi nhà tình nghĩa đã mọc lên; hàng chục vạn gia đình thương binh, liệt sĩ có cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Cứ sau mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, chế độ, chính sách đối với người có công với nước lại được điều chỉnh lên một mức cao hơn, phù hợp hơn với những gì mà đất nước đang và sẽ có, để chăm sóc và lo toan cho những gia đình đã mất mát, đã hy sinh.

Đi khắp mọi miền của đất nước ngày hôm nay, chúng ta thấy có rất nhiều những nghĩa trang liệt sĩ, những tượng đài vừa trang nghiêm vừa đủ "sức mạnh" để buộc chúng ta phải ngước nhìn... Đó là những thành quả đầu tiên của tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" của Nhân dân và Nhà nước.
  Tất nhiên, vẫn còn có không ít những gia đình thương binh, liệt sĩ chưa được chăm sóc một cách đầy đủ; vẫn còn có những nghĩa trang liệt sĩ không khác gì với những nghĩa trang khác, trừ tấm biển; vẫn còn có những người có công với cách mạng bị thiệt thòi; vẫn còn có chuyện
: “chính sách ban hành một đường, địa phương làm một nẻo   Nói như thế để thấy, cho dẫu tấm lòng của mỗi chúng ta có mong muốn đến bao nhiêu thì sự chăm sóc của tinh thần hiếu nghĩa, bác ái đối với các anh hùng, liệt sĩ, thương binh vẫn là chưa đủ. Toàn Đảng, toàn dân đều phải nỗ lực và chu toàn hơn nữa, sao cho, đến ngày này, chỉ còn có những nụ cười và những giọt nước mắt của niềm biết ơn, sự sẻ chia của những tấm lòng.
  Người xưa dạy:
Thi ân bất niệm, thụ ân bất vong. Những người đã hy sinh không nhớ, không kể về những gì họ đã quên mình vì nhân dân, đất nước. Nhưng những người đang sống thì không bao giờ được phép quên công lao mà các anh hùng liệt sĩ đã đóng góp cho giang sơn, tổ quốc ngày nay. Công lao ấy mãi mãi là tấm gương sáng ngời, trường tồn cùng dân tộc Viet Nam

Kim Ngọc