Cần 1.054 tỷ đồng cho Chương trình Giảm nghèo Giai đoạn III của tỉnh Đồng Nai Đăng ngày: 15/08/2011
Sau khi đề án xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện chương trình Xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đồng Nai giai đoạn II (2001-2005) được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, cụ thể hóa thành chính sách, cơ chế, kế hoạch triển khai thực hiện. Đồng thời với việc triển khai thực hiện các chính sách, dự án, UBND tỉnh đã có chỉ thị huy động nguồn lực, tiến hành kiện toàn lại Ban chỉ đạo Chương trình Xóa đói giảm nghèo gồm 23 thành viên và tổ chuyên viên giúp việc gồm 12 thành viên. Kết quả tổng huy động nguồn lực cho chương trình toàn giai đoạn II đạt 1.130,188 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách trung ương 123,394 tỷ đồng, ngân sách địa phương 75,779 tỷ đồng, huy động cộng đồng 56,187 tỷ đồng, vốn tài trợ quốc tế 0,077 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác 874,751 tỷ đồng trong đó co 429 tỷ đồng vốn lồng ghép đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn vùng nghèo, xã nghèo và 242 tỷ đồng vốn lồng ghép phát triển sản xuất. Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình, ngoài những thành tựu đạt được, đời sống người nghèo nói chung có được cải thiện và nâng lên đáng kể, tuy nhiên mực tăng trong nội bộ hộ nghèo không đều, nhiều hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc còn quá thấp, chưa có điều kiện hòa nhập vào tiến trình phát triển chung của địa phương, cần có những giải pháp tập trung cao hơn nữa.
Bước sang giai đoạn III ( 2006-2010), với chuẩn nghèo mới được HĐND xác đinh riêng cho Đồng Nai : khu vực nông thôn 250.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị 400.000đồng/người/tháng thì hiện toàn tỉnh có 41.726 hộ nghèo, chiếm 9,84% hộ dân. Trong đó khu vực thành thị 4.694 hộ ( 11,25%), khu vự nông thôn 37.032 hộ ( 88,75%), hộ nghèo dân tộc thiểu số 4.660 hộ ( 11,2%). Nguyên nhan dẫn đến hộ nghèo phần lớn do thiếu kinh nghiệm làm như, thiếu vốn, thiếu đất- thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm….Trong giai đoạn III, hộ nghèo ở nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao, trong khi tỷ trọng dân số nông thôn thấp xuống, hiện chiếm 90%, so với trước đây chỉ chiếm 85%; tổng số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo tuy thấp hơn, nhưng mức độ bức xúc và khó khăn không hề giảm, vì thu nhập thực tế còn quá xa so với chuẩn nghèo mới; về thu nhập, trong tổng thu nhập của toàn bộ hộ nghèo cho thấy thu nhập từ sản xuất nông-lâm-thủy chiếm 26,8%, từ tiểu thủ công nghiệpdịch vụ chiếm 7,6%, từ làm thuê, làm mướn chiếm 65,6% cho thấy đa số hộ nghèo có thu nhập từ hoạt động làm thuê, làm mướn. Với quan điểm định hướng là thực hiện chương trình toàn diện, công bằng h, bền vững và hội nhập hơn, cụ thể là đặt địa bàn trọng điểm vào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tiếp tục nâng cao mức sống của người nghèo hàng năm, ít nhất tỷ lệ tăng mức sống trung bình của người nghèo bằng tỷ lệ tăng mức sống trung bình trong tỉnh. Bảo đảm cho người nghèo được hưởng kết quả của tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội , khoảng cách giàu nghèo được điều chỉnh, cách biệt thành thị, nông thông giảm dần...Nhóm các dự án được đưa ra khá toàn diện như các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu: địa bàn đầu tư thiết yếu quy mo nhỏ được xác định là địa bàn ấp khó khăn thuộc các xã nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh; các dự án định canh định cư: 07 dự án để định cư trong 690 hộ,kinh phí 49 tỷ đồng; các dự án tín dụng hỗ trợ hộ ngheo: mục tiêu giải quyết cho vay 34.500 hộ với 37.000 lượt hộ, doanh số dự kiến 424 tỷ đồng; các dự án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nghèo nông thông: dạy nghề, giải quyết việc làm cho 25.000 lao động với kinh phí 10 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu cho 500 lao động; dự án khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn: bảo đảm 40.000 lao động nghèo ở nông thôn được dự ít nhất một lớp khuyến nông. Riêng ở các xã vùng sâu vùng xa có đông đồng bào dân tộc thiểu số được bố trí mỗi xã 1 cán bộ kỹ thuật về cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân theo cơ chế hợp đồng lao động; xây dựng mạng lưới công tác viên khuyến nông để thực hiện chuyển giao kỹ thuật sản xuất bằng phương pháp cầm tay chỉ tiệc cho người nghèo; hình thành quỹ khuyến nông trên cơ sở hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, ước thực hiện 13,6 tỷ. Các chính sách được áp dụng thực hiện trong giai đoạn III cũng khá đa dạng, bao gồm chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/TTg; hỗ trợ hộ nghèo ngoài diện 134/TTg ( mục tiêu hỗ trợ 2.700 hộ với tổng kinh phí 19 tỷ đồng); mua BHYT cho người nghèo cho tổng số 775.000 lượt người nghèo, mệnh giá 60.000đồng/thẻ/năm với tổng kinh phí 46,5 tỷ đồng; thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho 175.000 lượt học sinh với 5,25 tỷ đồng, miễn giảm thuế nông nghiệp cho 120.000 lượt hộ nghèo với kinh phí 12 tỷ đồng; mở 60 lớp tập huấn cho cán bộ chỉ đạo- quản lý chương trình XĐGN cấp tỉnh, huyện, khu phố, ấp với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng; thực hiện chương trình khuyến học, khuyến tài 1 tỷ đong; chương trình mang lại ánh sáng cho người nghèo ( 1 tỷ đồng); hỗ trợ hộ nghèo diện chính sách và công chức ( 1 tỷ đồng); xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số với kinh phí 25 ấp x 1 tỷ/ấp= 25 tỷ đồng…Như vậy, tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn III là 1.054 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 330,7 tỷ, ngân sách địa phương 388,74 tỷ; huy động cộng đồng 145,31 tỷ; lồng ghép 172 tỷ đồng; miễn giảm 17,25 tỷ đồng. Để thực hiện chương trình, các cơ quan chức năng được phân công bám sát nhiệm vụ cụ thể của mình, trong đó Thường trực BCĐ.XĐGN-VL có nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu cho BCĐ và UBND tỉnh quản lý, điều hành chương trình trên địa bàn toàn tỉnh. BAN BIÊN TẬP
|
|
|