Hội thảo triển khai Luật giao dịch điện tử Đăng ngày: 15/08/2011
Ngày 10 tháng 4 năm 2006, Sở Bưu chính Viễn thông đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “ Triển khai Luật giao dịch điện tử”. Hội nghị đã mời Tiến sĩ Mai Anh-Ủy viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc hội- Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ Khoa học và Công nghệ tham dự với tư cách thuyết trình viên để triển khai Luật và giải đáp thắc mắc.
|
Tiến sĩ Mai Anh nhấn mạnh tư tưởng chủ đạo và các nguyên tắc xây dựng luật | Luật giao dịch điện tử ( GDĐT) được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng3 năm 2006, bao gồm 8 chương, 54 điều tập trung quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự , kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định, không áp dụng đối với việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác. Tại Hội nghị, Tiến sĩ Mai Anh tập trung thuyết trình về lý do chon ban hành Luật do hoàn cảnh cụ thể của hạ tầng pháp luật Việt Nam, có tham khảo cách làm của một số nước; tính cấp thiết, đồng bộ với các luật khác như: luật Kế toán, Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật dân sự… Ông Mai Anh nhấn mạnh đến tư tưởng chủ đạo và các nguyên tắc xây dựng Luật GDĐT ở Việt Nam là đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện nay và vấn đề đưa Luật vào đời sống bằng cách xây dựng hệ thống văn bản dưới luật gồm 05 Nghị định về GDĐT trong Tài chính, Ngân hàng, GDĐT đối với cơ quan nhà nước, Thương mại điện tử, Chữ ký số và Chứng thực chữ ký số. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh Đồng Nai-những đơn vị có nhiều ứng dụng trong Giao dịch điện tử đã có một số thắc mắc liên quan như những bức xúc của Sở Khoa học& Công nghệ trong quá trình sử dụng mô hình văn phòng điện tử: vấn đề xác thực trong giao dịch điện tử ( chỉnh sửa văn bản và việc không lưu lại bút tích đối với GDĐT); vấn đề bảo mật trong GDĐT; giao dịch giữa chính quyền và người dân trong hoạt động của các dịch vụ trực tuyến hiện nay thưa hoàn thiện gồm Hoạt động công bố chất lượng hàng hóa, cấp giấy phép X-quang, Hội thi sáng tạo kỹ thuật, Đăng ký đề tài-Dự án khoa học…Các bất cập còn phát sinh giữa các cơ quan công quyền như việc gửi và cập nhật thông tin lên website không có chữ ký và con dấu, vậy đâu là cơ sở pháp lý để bảo đảm tính chính xác của thông tin và việc chịu trách nhiệm về các thông tin này…Một số thắc mắc đã được giải đáp ngay tại Hội nghị, một số còn chờ Nghị định về Chữ ký số và Chứng thực chữ ký số dự định ban hành vào cuối tháng 7 năm 2006.
KIM CHUNG
|
|
|