Báo động về ô nhiễm môi trường
Đăng ngày: 15/08/2011
Phát biểu tại hội nghị môi trường toàn quốc ngày 22/4/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: “Việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, nhận được sự đồng thuận rộng rãi trên toàn thế giới. Vì sự trường tồn của Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta, vì lợi ích của mỗi quốc gia và lợi ích của mỗi người dân, chúng ta phải không ngừng nâng cao tính bền vưng của quá trình phát triển. Kinh nghiệm cho thấy những quốc gia đi theo con đường hy sinh về môi trường để tăng trưởng kinh tế đều phải trả giá đắt cho sai lầm này.”
|
Suối Linh-nơi tiếp nhận nguồn nước thải ngaygiữa lòng thành phố Biên Hòa |
Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết ( NQ) thông qua đề án "Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2005 và đề án "Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010". Nhưng kết quả thực hiện đến năm 2005, được đánh giá là còn nhiều nội dung chưa đạt mục tieu NQ, như: Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh thực hiện 87,5% (NQ 90%); tỉ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố trung tâm từ 60%- 70%, các huyện, thị là 45%-50% (trong khi mục tiêu NQ trên toàn tỉnh đạt 80%); tỉ lệ thu gom xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế, mới chỉ đạt 20% xử lý chất thải nguy hại, 65% chất thải y tế (trong khi mục tiêu là 100%); tỉ lệ cây rừng che phủ là 26,2% (NQ 38,5%). Việc bảo vệ môi trường nguồn nước sông trên địa bàn tuy có được quan tâm và thường xuyên quan trắc chất lựơng nước. Nhưng việc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp (KCN) chưa đạt hiệu quả cao. Như mới có 3/17 KCN có xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, do vậy phần lớn các KCN xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận và đã làm ô nhiễm nước sông, suối, hư hại hoa màu và gây nỗi bức xúc đối với dân cư trong khu vực.
|
Những ai từng mơ ước có một góc thiên nhiên ngay giữa lòng thành phố có thể đến công viên bờ sông dọc theo đường Nguyễn Văn Trị |
Việc giải quyết nỗi bức xúc của các khu dân cư là việc làm cần phải quan tâm của các cấp chính quyền, trước nhất là việc xử lý rác thải và hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Thực tế trong thơi gian qua tại một số tỉnh đã có những làng được gọi là "Làng ung thư", "Làng U" xuất hiện do sống chung trong vùng ô nhiễm nguồn nước từ các nhà máy không qua xử lý, do vậy nếu không tích cực xử lý thì hậu quả sẽ dẫn đến nhiều làng dân cư bị ô nhiễm và mắc các căn bệnh nan y khó chữa trị. Kêu gọi đầu tư là cần thiết cho việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng các cấp chính quyền phải chú ý đến sức khỏe cộng đồng, vì nếu việc ô nhiễm môi trường vẫn tiếp diễn như hiện nay thì sức khỏe của nhân dân trong khu vực sẽ bị đe dọa. Vì rác thải nguy hại mới xử lý được 20%, mới có khoảng 18% KCN có khu xử lý nước thải tập trung.
NGUYỄN THỊ PHI