|
Sinh viên tình nguyện "Mùa hè xanh" chung sức với ngành giáo dục |
Việc tổ chức Hội thảo là dịp để Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai cùng với Thường trực HĐND của một số địa phương, Thường trực HĐND cấp huyện, các Ban HĐND cấp xã thí điểm cũng như các đại biểu cùng đánh giá lại về hiệu quả của mô hình Ban HĐND cấp xã, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động của mô hình này. Hội thảo hứa hẹn sẽ thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý giá cả về mặt lý luận và thực tiễn bởi lẽ mô hình Ban HĐND cấp xã thời gian qua đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu HĐND nhất là đại biểu cấp xã, của các địa phương cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó thì trong quá trình tổ chức hoạt động của mô hinh này cũng đã phát sinh những vấn đề cần được bàn bạc, nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc và thau đáo để giúp cho việc vận hành của Ban HĐND cấp xã trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn; có được sự đồng bộ một cách tương đối giữa các Ban trên địa bàn tỉnh.
Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 2008. Đây là kỳ họp thường lệ theo quy định của luật. Trước kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh thông báo kế hoạch cho các đại biểu tiến hành tiếp xúc cử tri để thu nhận ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đe thuộc chương trình, nội dung kỳ họp và ý kiến, kiến nghị của cử tri với HĐND và các cơ quan nhà nước ở địa phương. Đợt tiếp xúc lần này có những điểm khác biệt so với các lần tiếp xúc trước đây là thời gian tiến hành sớm hơn và sẽ tổ chức tiếp xúc theo chuyên đề. Đối tượng tiếp xúc là cử tri ngành giáo dục và cử tri nông dân. Tuy là tiếp xúc chuyên đề nhưng có thể nói, với hai đối tượng nêu trên cũng đã chiếm đa số và đại diện cho số đông cử tri trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh sẽ có các buổi tiếp xúc với cử tri thuộc từng lĩnh vực để thu nhận ý kiến kiến nghị của cử tri. Những vấn đề hiện nay mà nhà nước và nhân dân cùng quan tâm liên quan đến hai lĩnh vực này là: Cơ sở vật chất cho ngành giáo dục; Các chế độ, chính sách liên quan đến giáo viên, sinh viên, học sinh; chương trình dạy và học; Việc phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực ở một số địa phương; vấn đề cạnh tranh trên thị trường thời kỳ hội nhập; Những tác động đối với sản xuất nông nghiệp tại các địa bàn có tốc độ phát triển công nghiệp cao; Vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp nông thôn, nhu cầu đào tạo; Vấn đề thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn; Công tác quản lý các dịch vụ và chất lượng dịch vụ phục vụ nông nghiệp; Công tác tuyên truyền và chất lượng thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhiều vấn đề khác.
Với đợt tiếp xúc này, mục đích của Lãnh đạo tỉnh là để được nghe những ý kiến cụ thể hơn, sát thực hơn, là những phản ánh từ những “người thật, việc thật” để chính quyền và cử tri cùng tháo gỡ nhằm đưa ngành giáo dục và khu vực nông nghiệp nông thôn của tỉnh ngày càng phát triển.
Nguyễn Thị Oanh