Nhìn ra thế giới: Các nước trên thế giới chống tham nhũng như thế nào?

Đăng ngày: 15/08/2011
Hai quốc gia Hồi giáo điển hình chống tham nhũng là Pakistan và Iran. Các biện pháp của Tổng thống Pakistan là cài điệp viên vào những cơ quan, văn phong, công ty có dư luận xì xào về tham nhũng hay dàn cảnh những vụ ký hợp đồng có tiền lót tay, sau đó cho cảnh sát bắt tại trận khi quan tham thò tay ra nhận tiền…
Sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X . Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có buổi tiếp xúc và trả lời báo chí trong đó có đoạn “ ...căn nguyên dẫn đến nạn tham nhũng gia tăng thì có nhiều, nhưng tựu trung lại là do cơ chế, chính sách của chúng ta còn nhiều điều bất hợp lý, sự tha hóa không nhỏ của một số bộ phận cán bộ, đảng viên có chức quyền, chủ nghĩa cá nhân, bè phái ...”. Vấn đề tham nhũng đang là tâm điểm bàn tán của rất nhiều người, vì thế chúng ta có thể xem các nước trên thế giới phòng chống tham nhũng như thế nào.

Trước tiên phải nói đến nước láng giềng Trung Quốc ( TQ). Là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, TQ được xem là tâm điểm của vấn nạn tham nhũng. Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã khơi nguồn phát động các chiến dịch bày trừ tham nhũng. Ông đả không nói suông mà làm tới nơi, tới chốn, cho dù quan to cỡ nào mà dính líu đến tham nhũng cũng bị pháp luật sờ gáy. Luật pháp TQ rất nghiêm, bất kỳ  một quan chức chính phủ hay địa phương nào chỉ phạm tội tham nhũng từ 500.000 nhân dân tệ trở lên là đã bị bắt ra tòa và bị tuyên án tử hình. Tiếp đến, Chủ tịch Giang Trạch Dân noi gương người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình ra sức bài trừ vấn nạn tham nhũng. Sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lên thay Giang Trạch Dân, không chỉ duy trì mà ông còn coi việc chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng của chính phủ. Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua ông đã khẳng định với các đối tác Mỹ việc bài trừ tham nhũng là quốc sách của TQ, chính việc khẳng định này đã làm an lòng những doanh nhân của Mỹ và các nước khác trên thế giới.

Tiếp đến phải kể đến Singapore và Indonesia. Học tập kinh nghiệm của TQ và Singapore, Indonesia dưới thời Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono xem việc chống tham nhũng là quốc sách hàng đầu của Indonesia, Ông Susilo thành lập lực lượng đặc nhiệm chống tham nhũng gồm đủ thành phần từ cảnh sát, lính đến các chuyên gia về vi tính, chuyên gia phân tích kinh tế. Trước hết là thường xuyên kiểm toán, kiểm tra những công ty, xí nghiệp, quan chức có vấn đề đã được dư luận và các cơ quan truyền thông nhắc đến, thanh tra đột xuất tài sản của những quan chức từ Trung ương đến địa phương do có hiện tượng bỗng nhiên giàu lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt, Ông Susilo đã thực hiện thành công khâu tuyển chọn nhân viên hay đề bạt từ can bộ cấp thấp lên cấp cao vào bất kỳ cơ quan nào, ông rất chú trọng tài và đức khi tuyển dụng nhân viên. Ông quan điểm đức và tài phải luôn song hành với nhau, một cán bộ có tài đức tất yếu anh ta sẽ không dễ bị cám dỗ bởi đồng tiền để làm bậy. Hai quốc gia Hồi giáo điển hình chống tham nhũng là Pakistan và Iran. Các biện pháp của Tổng thống Pakistan là cài điệp viên vào những cơ quan, văn phòng, công ty có dư luận xì xào về tham nhũng hay dàn cảnh những vụ ký hợp đồng có tiền lót tay, sau đó cho cảnh sát bắt tại trận khi quan tham thò tay ra nhận tiền. Chính việc làm này đã giúp cảnh sát Pakistan bắt khoảng 350 vụ tham quan trong năm 2005. Còn Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad thì ngăn ngừa tệ nạn tham nhũng hiệu quả hơn bằng cách ban hành luật lệ và những quy định về nhân viên cán bộ đương chức. Đối với cán bộ cấp nhỏ việc tư túi hay chiếm của của công làm của  riêng,  nếu vi phạm lần đầu sẽ bị trừ lương, tái phạm sẽ bị đuổi việc. Nghiêm trọng sẽ bị truy tố ra toà. Đối với cán bộ cấp cao, luật buộc mỗi người phải kê khai tài sản, làm bản cam kết không phạm tội tham nhũng. Quy định bất kỳ nhân viên nào vi phạm một lần, sẽ không được đề bạc, không được tăng lương. Tham nhũng từ 1 triệu USD trở lên sẽ bị tử hình.....

Ở Việt Nam, tệ nạn tham nhũng đang rất được quan tâm nhưng xử lý còn khá nhẹ. Đặc biệt, chúng ta cần học hỏi các nước có thành tích chống tham nhũng để xử lý việc tham nhũng có hiệu quả. Thiết nghĩ, nếu tham nhũng được bài trừ thì Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn bây giờ.

 Lê Quang Kiệm-LH Hội KHKT tỉnh