Phát hiện tiêu cực trong dịch vụ văn hóa đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có hiểu biết về khoa học và công nghệ cao

Đăng ngày: 15/08/2011
Phát hiện tiêu cực trong dịch vụ văn hóa đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có hiểu biết về khoa học và công nghệ cao
Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Văn Dũng khảo sát tình hình đầu tư cơ sở vật chất tại CLB Sông Phố-t.p Biên Hòa
Tình hình thực hiện Chỉ thị 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh các hoạt động tieu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, kể từ ngày 1/6/2005, Sở Văn hóa Thông tin (VHTT) đã không cấp mới giấy phép  hoạt động văn hóa thông tin  kể cả doanh nghiệp tư nhân, công ty, doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn tỉnh mà chỉ gia hạn cấp phép hoạt động trên lĩnh vực này đến 31/12/2005 và sau đó gia hạn tiếp tục đến 31/12/2006 đối với các cơ sở được Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xác nhan trong quá trình hoạt động không có vi phạm liên quan đến tệ nạn xã hội.

Thực trạng quản lý văn hóa và các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường trên địa bàn là đáng quan tâm. Thanh tra Sở và đội kiểm tra liên ngành tỉnh đã tiến hành kiểm tra 588 lượt cơ sở, phát hiện sai phạm 247 cơ sở, tạm giữ 6.476 đĩa các loại, 5 đầu máy karaoke, 36 đầu CPU, 2 máy đánh bạc, xử lý vi phạm hành chính 455.050.000 đồng; Đội kiểm tra liên ngành 814 tiến hành thanh, kiểm tra 3.157 lượt cơ sở, phát hiện vi phạm tại 855 cơ sở, tạm giữ 10.734 đĩa các loại, xử phạt vi phạm hành chính 1.240.730.000 đồng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Đồng Nai hiện có 5.700 cơ sở dịch vụ văn hóa, trong đó có 5.086 cơ sở có phép, 680 cơ sở không phép, gồm các loại hình như băng đĩa hình, cà phê giải khát, massage, trò chơi điện tử, hớt tóc thanh nữ, khách sạn, nhà nghỉ, phòng trọ, vũ trường, điểm chiếu phim, văn hóa phẩm… Trong số đó hiện tượng lưu trữ hình ảnh, phim có nội dung đồi trụy trong điện thoại di động; băng đĩa dạo bán tại các chợ rất khó quản lý, xử lý vì phần lớn là dân nghèo từ miền Bắc, miền Trung vào, không có giấy tờ tùy thân. Có trường hợp bắt rồi tạm giữ vài ngày rồi thả vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

Trong thời gian qua, các ngành chức năng đã kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm, tái phạm nhiều lần; tước quyền sử dụng giấy phép và đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở vị phạm có liên quan đến tệ nạn xã hội; khắc phục các khuyết điểm trong quá trình xử lý sai phạm, quyết tâm thực hiện Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy tình hình hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa ở Đồng Nai là tương đối ổn định, các tệ nạn xã hội đã giảm đáng kể so với năm 2004. Một số địa phương đã có bước xử lý sáng tạo như huyện Vĩnh Cửu nghiêm cấm đảng viên vào các điểm dịch vụ không lành mạnh, giao cho MTTQ, Hội Cựu chiến binh giám sát, ghi số xe và báo cáo với UBND huyện để xử lý vi phạm; các địa phương khác vận dụng linh hoạt các chương trình như phòng chống tội phạm, chương trình 4 giảm, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa…kết hợp với quản lý chặt chẽ địa bàn, nhất là quản lý nhân hộ khẩu và thưởng xuyền kiểm tra, xử lý, sơ tổng kết để tìm ra những khó khăn cần khắc phục, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17 một cách có hiệu quả trong thời gian tới.

Nhận thấy đây là một lĩnh vực phức tạp, tế nhị, tuy khó quản lý nhưng là tất yếu phát sinh trong đời sống xã hội loài người. Vì thế các thành phần cơ hội, tổ chức tội phạm hình sự trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách khai thác những sơ hở, thiếu sót của chính quyền địa phương trong công tác quản lý để phát triển hoặc biến tướng các lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm nhằm khai thác lợi nhuận, làm mất ổn định an ninh trật tự xã hội bằng nhiều con đường như nhập lậu băng đĩa hình, sách báo ấn phẩm, điện thoại di động có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực đang lưu hành trong xã hội làm ảnh hưởng xấu đến nhân cách của thanh thiếu niên, học sinh; sử dụng Internet để  phát tán tài liệu phản động vào các cơ quan, xí nghiệp, nói xấu chế độ…gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

Tuy nhiên, phát hiện và xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực này là không hề đơn giản, nhất là trong bối cảnh giao thoa văn hóa như hiện nay, khi trình độ cập nhật công nghệ cao của các đơn vị làm dịch vụ văn hóa đã và đang tiến tới ngang tầm với các quốc gia khác trong khu vực, thì trình độ của các cơ quan chuyên môn của nhà nước là chưa đáp ứng yêu cầu, cần sớm có kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực. Đối với hoạt động Internet, hiện nay tổ kiểm tra liên ngành 814 tại các địa phương mặc dù đã được tập huấn nhưng do trình độ hạn chế nên không thể kiểm tra hoạt động của loại hình dịch vụ này.

Kim Chung