Theo đó, mục tiêu chính của dự án là góp phần giải quyết triệt để việc ô nhiễm môi trường nước và không khí của KCN Biên Hòa 1, bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai. Các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 1 di dời tới một địa điểm khác được quy hoạch mở ra một cơ hội tốt để các nhà máy tại đây có điều kiện đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị sản xuất có hiệu quả hơn. Đồng thời, việc chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành Khu Đô thị - Dịch vụ - Thương mại theo đúng quy hoạch là một yêu cầu cần thiết chẳng những đem lại lợi ích lâu dài cho nhân dân, chính quyền tỉnh Đồng Nai mà còn cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, dự án sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề về xã hội như lao động, việc làm, chỗ ở, ô nhiễm môi trường của thành phố Biên Hòa, đóng góp một phần vào sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Với mục tiêu trên, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các Bộ: Kế hoạch- Đầu tư, Tài chính, Công thương và Xây dựng thống nhất nội dung UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua Đề án, trong đó:
Về phương án: Các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 1 có nguyện vọng đầu tư chuyển đổi thì được phép thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, thành lập Công ty làm chủ đầu tư cấp 1 để đầu tư hạ tầng chung toàn khu, khai thác quỹ đất của các doanh nghiệp không tự đầu tư.
Về tiến độ di dời: Thực hiện từ năm 2013 – 2022, chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2013 – 2014) di dời khoảng 56,26 ha khu vực phía Tây Nam và một phần khu vực phíc Đông Bắc; giai đoạn 2 (2015 – 2018) di dời khoảng 154,89 ha khu vực phía Tây dọc bờ sông Cái, khu vực trung tâm giáp với trục cảnh quan chính và khu vực phía Đông Bắc; giai đoạn 3 (2019 – 2022) di dời khoảng 112,92 ha khu vực còn lại.
Về địa điểm di dời: Địa điểm di dời chính là KCN Giang Điền. Đối với các doanh nghiệp có ngành nghề không phù hợp KCN Giang Điền, cọhn KCN vùnh hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – sông Thị Vải để bố trí. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh nếu lĩnh vực đầu tư phù hợp quy hoạch các khu, cụm công nghiệp này. Trường hợp daonh nghiệp di dời các địa bàn khác ngoài tỉnh thì vẫn được hưởng các chính sách bồi thường hỗ trợ di dời theo quy định.
Về chính sách: Do đây là dự án quy mô lớn và chưa có tiền lệ, hiệu quả kinh doanh thấp nhưng hiệu quả kinh tế xã hội lớn, ngoài sự hỗ trợ của tỉnh về hỗ trợ ổn định lao động, hỗ trợcổn định sản xuất, hỗ trợ hồ sơ thủ tục pháp lý….; kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế chính sách đặc thù. Theo đó, kiến nghị hỗ trợ trực tiếp cho Công ty đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp thuộc diện di dời được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi tín dụng, miễn tiền sử dụng đất…
Thùy Trang