Chỉ trong thời gian 3 năm (2006-2008), toàn tỉnh đã
giảm được gần 26.300 hộ nghèo, vượt so với chỉ tiêu đề ra, đưa tỷ lệ hộ nghèo
từ 9,84% đầu năm 2006 xuống còn 3,33% cuối năm 2008, so với mục tiêu Nghị quyết
đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, đã về đích trước 2 năm. Đời sống người dân
được nâng lên, cơ sở hạ tầng các vùng nghèo được cải thiện rõ rệt; thu nhập
bình quân tăng gấp hai lần. Chất lượng giảm nghèo đang phát triển theo hướng
bền vững. Đạt được những kết quả như trên là nhờ sự đồng thuận cao từ chính
quyền các cấp đến người dân nghèo trong nỗ lực và quyết tâm giảm nghèo của toàn
tỉnh.
Bà Lê Thị Mỹ Phượng-GĐ Sở LĐTB&XH
trình bày
báo cáo tại kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh
Năm 2006, HĐND tỉnh ban hành chuẩn nghèo xác định
riêng cho Đồng Nai, theo mức: 250.000/người/tháng khu vực nông thôn và
400.000đồng/người/tháng khu vực thành thị, cao hơn so với chuẩn nghèo chung của
cả nước. Toàn tỉnh có trên 41.700 hộ nghèo, chiếm 9,84% hộ dân. Trong đó nhiều
khu vực nghèo chưa có điện thắp sáng, chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 6
xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn; 17 xã nghèo, chiếm tỷ lệ 9,9%; 63 xã thuộc
vùng khó khăn; 70 ấp đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Theo đó, Nghị
quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và HĐND tỉnh đã xác định, trong 5 năm
phấn đấu giảm 27.000 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% vào cuối năm
2010. Đồng thời bảo đảm những hộ vượt nghèo không chỉ là vượt được chuẩn nghèo
mà đa số còn có điều kiện tự vươn lên trung bình, khá hòa nhập vào quá trình
phát triển, hướng tới giảm nghèo với chất lượng bền vững.
Trong năm 2007-2008, giá cả tiêu dùng tăng đột biến làm cho chuẩn
nghèo ban hành theo Nghị quyết 52/2005/NQ-HĐND của HĐND không còn phù hợp, vì vậy HĐND tỉnh đã ban hành Nghị
quyết 128/2008/NQ-HĐND về điều chỉnh chuẩn nghèo, ban
hành chuẩn cận nghèo và mục tiêu, giải pháp thuộc chương trình giảm nghèo giai
đoạn 2009-2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với chuẩn nghèo mới ở nông thôn:
450.000 đồng/người/tháng, thành thị 650.000 đồng/người/tháng và mục tiêu giảm
50% hộ nghèo vào cuối năm 2010. Với chuẩn nghèo này, đầu năm 2009 toàn tỉnh có
42.871 hộ nghèo (8,59%). Sau 01 năm thực hiện, hộ nghèo đã giảm xuống còn
31.387 hộ (6,29%), ước cuối năm 2010 hộ nghèo tiếp tục giảm xuống còn dưới 4% -
hoàn thành mục tiêu nghị quyết 128/2008/NQ-HĐND đã đề ra. Thành tựu về xoá đói, giảm nghèo của tỉnh đã đạt được kết
quả tốt, góp phần thực hiện phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững. Đời
sống của bộ phận dân cư thuộc diện nghèo đói đã được cải thiện rõ rệt.
Tuy
nhiên, nhiều hộ đã vượt nghèo nhưng cuộc sống hiện
nay còn rất khó khăn; vùng nghèo chưa có đủ điều kiện để đột phá về giảm nghèo.
Chuẩn nghèo dựa trên nhu cầu chi tiêu cơ bản của hộ gia đình mà nhu cầu này phụ
thuộc vào giá cả, nên khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao sẽ làm giảm giá trị
thực tế của chuẩn nghèo xuống. Với mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,89%
vào cuối năm nay, trong đó có xóa hộ nghèo thuộc diện có công, cải thiện cơ sở
hạ tầng thiết yếu tại các xã đặc biệt khó khăn, nhiều dự án dành cho hoạt động
giảm nghèo đã được triển khai, trừ dự án khuyến nông - lâm - ngư cho người
nghèo do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì kinh phí được cấp có
thấp hơn so với dự trù ban đầu, các dự án còn lại đều có đủ kinh phí để hoạt
động theo đúng kế hoạch. Hiện, kết quả huy động bổ sung nguồn quỹ cho vay hộ
nghèo được 56 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm đã cho
vay 3.500 lượt hộ nghèo vay ưu đãi 35.451 triệu đồng, đạt 44,5% về số lượt hộ
vay, 40% về số tiền. Các chương trình, dự án… cũng đang được tiến hành với kinh
phí khoảng 7.650 triệu đồng, đạt 50% so với kế hoạch. Song song đó, các chính
sách dành cho người nghèo đều triển khai đạt tỷ lệ cao, như chính sách dạy
nghề, cấp thẻ BHYT cho người nghèo, miễn giảm học phí, xây dựng nhà tình
thương, chính sách hỗ trợ giáo dục và trợ giúp pháp lý đều đạt tỷ lệ 50%.
Từ thực trạng trên
cho thấy chuẩn nghèo của Tỉnh hiện nay là không còn phù hợp và chưa thỏa mãn
được yêu cầu vượt nghèo bền vững. Mặt khác, Chuẩn nghèo theo Nghị quyết 52/2005/NQ-HĐND và
Nghị quyết 128/2008/NQ-HĐND áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 sẽ hết hiệu lực vào
cuối năm 2010.
Mục tiêu sắp tới đến hết năm 2010 giảm nghèo của tỉnh là đẩy nhanh tốc độ
giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất
của người dân ở các xã khó khăn; hạn chế gia tăng chênh lệch về thu nhập, mức
sống giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo; đồng thời
hướng tới giảm nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Văn Hùng-Trưởng ban VHXH báo cáo thẩm
tra Đề án Chuẩn nghèo và Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Nai cho
giai đoạn 2011-2015 tại kỳ họp 19 HĐND tỉnh
Như vậy, việc
xây dựng Chuẩn nghèo mới và Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Nai
cho giai đoạn 2011-2015 nhằm tạo điều kiện hỗ trợ về sản xuất và dịch vụ, nâng
cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho một bộ phận nhân dân còn nhiều khó
khăn, thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo, đảm bảo giảm nghèo bền
vững là phù hợp với cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của tỉnh. Hơn
nữa, Chính phủ cũng đã có chủ trương xây dựng chuẩn nghèo mới Quốc gia cho giai
đoạn 2011-2020.
Chính vì thế, việc
HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về Chuẩn
nghèo và Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Nai cho giai đoạn 2011-2015 là đúng thẩm quyền và cần thiết, phù hợp với chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của địa phương. Việc thực hiện công tác
giảm nghèo theo hướng bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển là cả một quá trình
lâu dài, cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ các cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý
nhà nước chứ không thể nóng vội trong ngày một ngày hai.
Kim Ngọc