Thực hiện ưu đãi người có công, Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động chăm
sóc người có công như thăm và tặng quà tết nguyên đán cho 11.796 đối tượng; cấp
thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho 13.170 lượt đối tượng có công, bị nhiễm chất độc
hóa học, 1.602 đối tượng đang hưởng chế độ B, C, K, 1.998 cựu chiến binh và 872
người theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg; cấp 112 sổ ưu đãi giáo dục cho con
thương binh, liệt sỹ và người có công nâng tổng số 6.048 sổ ưu đãi giáo dục; cấp
mai tang phí cho 70 cựu chiến binh từ trần. Từ đầu năm 2010 đến nay, đã thực hiện
giải quyết chế độ một lần theo Quyết định 290 của Thủ tướng Chính phủ cho 830
trường hợp; hỗ trợ kinh phí thăm mộ cho 54 thân nhân, gia đình có công; di chuyển
112 mộ về quê theo nguyện vọng của gia đình; giải quyết trang cấp cho 213
thương, bệnh binh; đổi bằng Tổ quốc ghi công cũ bị hư cho 1.033 trường hợp; tổ
chức đưa 647 đối tượng có công đi điều dưỡng tại Đà Lạt và Long Hải, Vũng Tàu.
Riêng 39 mẹ VNAH còn sống được các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng
suốt đời. Công tác chăm sóc, quản lý, tu bổ mộ, nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia
ghi tên liệt sỹ được toàn tỉnh quan tâm. Hiện nay, các Nghĩa trang liệt sỹ huyện
Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Định Quán đã được cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh;
còn Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh và thị xã Long Khánh đang triển khai cải tạo nâng
cấp giai đoạn 2.
Đồng chí Bí thư
TW Đảng Tòng Thị Phóng và đồng chí Bí
thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành thăm gia đình mẹ liệtsỹ tại huyện Xuân Lộc
Để phát huy những kết
quả trên, thời gian tới Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đúng và đầy đủ
mọi chính sách ưu đãi đối với người có công; Tập trung giải quyết các chế độ
chính sách đối với người có công theo Nghị định 54/2006/NĐ-CP và Thông tư
07/2006/TT-BLĐTBXH, nhất là các đối tượng đã được nhà nước tặng thưởng Huân,
Huy chương kháng chiến, người tham gia hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị
nhiễm chất độc hoá học, các đối tượng tham gia kháng chiến hưởng trợ cấp theo
Quyết định 290 của Thủ tướng Chính phủ; Vận động quần chúng cùng các lực lượng
vũ trang trong tỉnh đi tìm đồng chí, đồng đội, người thân đã hy sinh còn thất lạc
đưa về các Nghĩa trang liệt sỹ. Tỉnh chủ trương đặc biệt quan tâm phát triển bền
vững các chương trình, các phong trào chăm sóc người có công; Khuyến khích động
viên thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công vươn lên khắc phục khó khăn
lao động sản xuất ổn định cuộc sống; Ưu tiên, tạo điều kiện cho các đối tượng
có công với cách mạng tham gia các hoạt động kinh tế xã hội qua các chương
trình như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, cho vay vốn phát triển
kinh tế hộ gia đình; Đẩy mạnh vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở cả 3 cấp phấn đấu
đạt 6 tỷ đồng mỗi năm để có điều kiện chăm lo cho người có công khó khăn về nhà
ở và đời sống; giữ vững 171/171 xã, phường làm tốt công tác chính sách người có
công; tiếp tục tổ chức các đợt đưa người có công đi điều dưỡng tập trung và thăm
thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, tiến hành việc thanh, kiểm tra thực hiện chế độ
chính sách đối với người có công ở xã, phường, thị trấn để thực hiện đúng đủ việc
chi trả trợ cấp và các chính sách đối với người có công; Đẩy nhanh tiến độ thẩm
định, đề nghị công nhận hồ sơ Người có công; Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những
cán bộ có hành vi vụ lợi, cắt xén tiêu chuẩn khi trợ cấp người có công; tăng cường
công tác quản lý nhà nước về hồ sơ, kinh phí chi trả, về các nguồn vốn đầu tư
xây dựng, nâng cấp sửa chữa Nghĩa trang liệt sỹ, quỹ Đền ơn đáp nghĩa đảm bảo sử
dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.
N. Trinh