Quốc hội dành trọn một ngày thảo luận tại tổ về Kinh tế - xã hội và Đề án tái cơ cấu nền kinh tế

Đăng ngày: 25/10/2013
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa 13, ngày 24/10/2013, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh Phú Thọ và Bình Định thảo luận tại tổ để đánh giá kết quả thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và 3 năm 2011-2013; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.  

Tại buổi thảo luận, các đại biểu đại tập trung vào đánh giá mục tiêu tổng quát năm 2013, sơ kết 3 năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2015.

Về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, đại biểu đã tập trung vào các chỉ tiêu không hoàn thành, đánh giá nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục, bên cạnh đó, các đại biểu cũng có những quan điểm dự đoán tình hình 2 năm 2014-2015, nhất là những hạn chế khó khăn trong 2 năm tới.

Trong buổi thảo luận, có nhiều đại biểu cho ý kiến về việc tái đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tái cơ cấu thị trường tài chính (hệ thống ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán).

ĐBQH Đỗ Thị Thu Hằng (Đoàn Đồng Nai) đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố nợ đọng xây dựng cơ bản trong tình hình hiện nay, vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản chưa có cơ chế điều chỉnh, đây là nguyên nhân gây khó khăn trong việc xoay vốn của doanh nghiệp cũng như khó khăn trong khâu xử lý nợ và thu hồi vốn.

Hang thao luan to 24.jpg

ĐBQH tỉnh Đồng Nai - Đỗ Thị Thu Hằng phát biểu về tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản

ĐBQH Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai có ý kiến cho rằng báo cáo chung của chính phủ về tình hình kinh tế- xã hội, không nêu được nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém, nếu nói yếu kém ở khâu quản lý nhà nước thì trong báo cáo cần xác định rõ mức độ nào? Nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai? Để đề ra phương hướng khắc phục.

Nhằm thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu nên kinh tế, ĐBQH Trương Văn Vở cho rằng cần thiết rà soát lập quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, có như thế thì nền kinh tế mới có thể phát triển đúng định hướng phát tiển chung của Đảng và Nhà nước. Ông cũng đề nghị trước mắt và lâu dài cần có giải pháp cụ thể theo đúng định hướng Đảng và Nhà nước về "tam nông " như nhanh chóng rà soát, sửa đổi ban hành những thế chể về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông cũng nhấn mạnh việc cần thiết chấm dứt tình trạng phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản khi chưa cân đối đuôc nguồn vốn như thực trãng như hiện nay.

Vo to ngay 24.jpg
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai - Trương Văn Vở đưa ra những quan điểm về kinh tế - xã hội

Cùng tham gia thảo luận là ông Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, theo ông thời điểm hiện tại, chúng ta phải cân nhắc mục tiêu tăng trưởng và lạm phát, với tình hình hiện nay việc hạ lạm phát chưa chắc tốt mà chúng ta chỉ cần duy trì  chỉ số lạm phát ở mức 7%, bên cạnh đó, nên chuyển từ mục tiêu từ kiềm chế lạm phát ở mức thật thấp sang kiểm soát lạm phát có mục tiêu (để đảm bảo tăng trưởng kinh tế)

VDHue - to 24.jpg
Ông Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định

Về thực hiện 3 đột phá chiến lược: trong 3 đột phá về cải cách hành chính, về hạ tầng và về nguồn nhân lực, trưởng Ban Kinh tế trung ương cho rằng nên ưu tiên cho bước đột phá trọng tâm là thể chế và cải cách hành chính với lý do là để đạt được mục tiêu này thì chúng ta không cần quá nhiều nguồn lực như những đột phá khác, bên cạnh đó, khi cải cách hành chính tốt sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng.

Vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng được đại biểu thảo luận, ý kiến các đại biểu cho rằng, tháo gỡ khó khăn phải đi liền với việc hỗ trợ, định hướng lâu dài cho doanh nghiệp phát triển chứ không dừng lại ở mức độ tháo gỡ rồi để mặc doanh nghiệp tự "sống".

Tình trạng chất lượng công chức và hiệu quả công việc của công chức hiện nay, đại biểu cho rằng phải vừa tạo động lực và vừa đặt áp lực công việc hợp lý cho công chức.

Các vấn đề khác về xã hội như phổ cập giáo dục, về y tế dục hòng…cũng được đưa ra thảo luận trong phiên thảo luận tổ cùng ngày

(Bài, ảnh: Đức Nhuận)