I.
Văn phòng Quốc hội
1.
Kiến nghị 1: Cử tri đề nghị tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện
các nghị quyết của Quốc hội, các quy định của pháp luật trong các hoạt động
quản lý nhà nước, hoạt động điều hành của cơ quan nhà nước ở Trung ương; giám
sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội; tăng cường giám sát chuyên đề
của Quốc hội tại kỳ họp mà cử tri quan tâm, bức xúc, như: về công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị
của người dân; quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, việc tái cơ cấu nền
kinh tế, đặc biệt là việc tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước và hệ thống ngân hàng thương mại; công ty quản lý nợ công và đầu tư công;
giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư sử dụng nguồn
vốn ngân sách của Nhà nước nhưng tiến độ chậm so với kế hoạch… Bên cạnh đó, cần
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát nhằm
kịp thời sửa đổi, bổ sung những bất cập của hệ thống pháp luật trong thực tiễn
đời sống. Đề nghị Quốc hội có giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
giám sát.
Văn
phòng Quốc hội trả lời: Tại công văn số 179/VPQH-GS ngày 11/02/2014
Trong những năm vừa qua, Quốc hội luôn quan tâm
giám sát những vấn đề nêu trên mà cử tri quan tâm
kiến nghị. Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về: Báo cáo về công tác phòng, chống
tham nhũng, Báo cáo về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
(bao gồm cả kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); Báo cáo về công tác dân nguyện, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của
cử tri; Báo cáo giám sát chuyên đề về một số lĩnh vực bức xúc; ban hành Nghị quyết về tình hình triển khai thi hành (trong đó có việc ban hành các
văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành) các luật, nghị quyết đã được
Quốc hội khóa XIII thông qua; Nghị quyết
về công tác tư pháp. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã ban hành Nghị
quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014 trong đó tiến
hành giám sát “Việc thực hiện
tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ
thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015”
báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8… Thông qua hoạt động giám sát, Quốc
hội đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra yếu kém, hạn chế, kiến nghị các giải pháp
khắc phục, những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật có liên quan. Sau hoạt động giám sát, Quốc hội đã ban hành những nghị
quyết về kết quả giám sát, làm cơ sở để các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện,
các cơ quan của Quốc hội giám sát việc thực hiện.
Tuy
nhiên, việc theo dõi thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát còn rất
hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là do yêu cầu nhiệm vụ về lập pháp,
giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng là rất nặng nề, khối lượng công
việc rất lớn; các điều kiện về bộ máy, quỹ thời gian, điều kiện bảo đảm… còn
chưa đáp ứng được nhu cầu; việc theo dõi, tổng hợp về việc thực hiện các nghị
quyết, kiến nghị sau giám sát còn chưa được quan tâm đúng mức; trách nhiệm của
nhiều cơ quan chịu sự giám sát thực hiện chưa
cao… Đây là những
vấn đề lớn về hoạt động giám sát đã được nhiều cơ quan chỉ ra khi tổng kết hoạt
động giám sát.
Để khắc phục hạn chế nêu trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội
đã trình Quốc hội về việc tiến hành sửa đổi Luật hoạt động giám sát của Quốc
hội, tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan
có liên quan. Đồng thời, ngày
10/7/2013, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
618/2013/UBTVQH13 về điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Văn phòng Quốc hội, trong đó có việc thành lập Vụ Phục vụ hoạt động
giám sát với nhiệm vụ làm đầu mối tham mưu, phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều
hành của lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và lãnh đạo Văn phòng
Quốc hội các công việc trong hoạt động giám sát, tăng cường kiểm
tra, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát.
Trong thời gian tới, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục
tham mưu giúp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
tăng cường hơn nữa hoạt động này thông qua việc triển khai Nghị quyết số
27/2012/QH13 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của Quốc hội, tham mưu sửa đổi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội,...
Để chuẩn bị chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
năm 2015, trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri, đề nghị quý Đoàn đại biểu
Quốc hội nghiên cứu, đề xuất những những nội dung bức xúc, thiết thực để Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể tiến hành giám sát trong năm 2015 gửi đến
Văn phòng Quốc hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết
định.
II. Chính phủ
1. Kiến nghị 1: Các công ty TNHH MTV, các Tập
đoàn nhà nước thời gian qua luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư về nhiều mặt,
tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh kém làm thất thoát tài sản, tiền của rất lớn của
Nhà nước và làm mất lòng tin trong nhân dân. Cử tri kiến nghị Chính phủ, các
Bộ, ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính, cơ cấu lại các
công ty, Tập đoàn kinh tế của Nhà nước để tổ chức kinh doanh, sản xuất mang lại
hiệu quả.
Chính phủ trả lời: Tại công văn số 1797/BTC-TCDN ngày 11/2/2014
1. Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, với nhiệm vụ
đặt ra từ nay đến năm 2015 là phải đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) nhằm tạo ra khu vực DNNN có cơ cấu hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh
nâng cao hơn, thực hiện tốt vai trò đầu tàu của nền kinh tế và các nhiệm vụ
chính trị, xã hội được giao, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt “Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các
Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” (sau đây gọi tắt
là Đề án).
Đề án xác định các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện theo 2 nhóm nội dung
chính, cụ thể là:
- Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách:
Hoàn thiện quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách
nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và khung
pháp lý về tập đoàn kinh tế nhà nước; Cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước
vào doanh nghiệp; Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng gắn với năng
suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; Sửa đổi, bổ sung quy định về cổ
phần hoá, bán, giao, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Phát triển thị trường tài
chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, mua bán nợ để thúc đẩy cổ phần hóa,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và huy động vốn phục vụ tái cơ
cấu.
- Thực hiện tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công
ty nhà nước, một cách toàn diện, bao gồm:
+ Tái cơ cấu về ngành nghề sản xuất để tập trung vào ngành nghề sản xuất
kinh doanh chính; Tổ chức phân loại các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp
100% vốn nhà nước hiện có, thực hiện tái cơ cấu về mô hình tổ chức hoạt động và
thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp theo các phương án đã được phê
duyệt.
+ Tái cơ cấu về tài chính của doanh nghiệp, thực hiện theo nguyên tắc thị
trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính
hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính; xử lý tài chính,
công nợ, đất đai để nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp...
+ Tái cơ cấu về quản trị nội bộ, quản lý nguồn nhân
lực nhằm nâng cao năng suất lao động.
2. Kết quả triển khai các nội dung của Đề án tái cơ cấu DNNN:
a. Đối với các cơ chế, chính sách:
- Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các cơ
chế, chính sách đối với quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế quản lý
tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu
100% vốn để phù hợp với yêu cầu quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm kiểm
tra, giám sát của Chủ sở hữu, phân định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
doanh nghiệp; nâng cao tính công khai, minh bạch, tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với vốn và tài sản Nhà nước giao, một số Nghị định
đã được Chính phủ ban hành trong thời gian gồm: Nghị định quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh
nghiệp và quản lý tài chính đối với DNNN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013), về quy
chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài
chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn
nhà nước (Nghị định số 61/2013/NĐ-CP
ngày 25/6/2013), về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ (Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013)....
- Các Bộ, ngành có liên quan cũng đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành
nhiều văn bản như:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ ban hành Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm,
nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (Nghị định 99/2012/NĐ-CP
ngày 15/11/2012), về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (Nghị định số 172/2013/NĐ-CP
ngày 13/11/2013), đã trình Thủ
tướng Chính phủ Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Công
ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ (Quyết định 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013);
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành các Nghị
định quy định về quản lý lao động,
tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH
MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu (Nghị định 50/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013), Nghị định quy định chế độ tiền lương, thù
lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,
Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám
đốc, Kế toán trưởng trong công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu (Nghị
định 51/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013)...
b. Đối với tái cơ cấu các DNNN:
Thực hiện Đề án tái cơ cấu, tính đến thời điểm hiện tại đã có 69 Tập đoàn
kinh tế, Tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt Đề án tái cơ cấu. Sau khi Đề
án tái cơ cấu được phê duyệt, các doanh nghiệp đã tích cực triển khai và bước
đầu đạt được những kết quả như sau:
- Tái cơ cấu về tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp đang triển khai phương án sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức bộ
máy quản lý điều hành, đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị thành viên
theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đã chuyển 06 Công ty TNHH MTV sản xuất than thành Chi nhánh
của Tập đoàn, gồm các Công ty than Mạo Khê, Nam Mẫu, Dương Huy, Thống Nhất, Khe
Chàm, đã phối
hợp cùng Bộ Quốc phòng bàn giao Tổng công ty Đông Bắc về Bộ Quốc
phòng quản lý toàn diện kể từ 01/01/2014; Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã kết thúc mô hình Tập đoàn, chuyển thành
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy với mô hình mới bao gồm: Công ty mẹ - Tổng
công ty và 08 Công ty con 100% vốn nhà nước. Thực hiện bán giải thể, phá sản
165 doanh nghiệp. Phấn đấu hoàn thành trong năm 2015 việc sắp xếp các doanh
nghiệp không được giữ lại. Thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường năng lực
tài chính của doanh nghiệp, tổ chức thoái vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được Bộ Công thương quyết
định phê duyệt Điều lệ tổ chức hoạt động của 3 Tổng công ty phát điện độc lập;
Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hoá phê duyệt giá trị
doanh nghiệp của Công ty mẹ;
- Tái cơ cấu về tài chính
Các Tập đoàn, Tổng công ty đã từng bước xử lý những tồn tại về tài chính
trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt như tăng vốn điều lệ từ nguồn chênh
lệch tăng do thí điểm kiểm kê, đánh giá lại tài sản (Tập đoàn Điện lực Việt
Nam); sử dụng các nguồn vốn hợp pháp hiện có để tăng vốn điều lệ (Tập đoàn Hoá
chất); đàm phán với các nhà cung cấp tín dụng để cơ cấu lại các khoản vay
(Vinashin); thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính, đặc biệt là các
khoản đầu tư trong các lĩnh vực chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng và
bất động sản (Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đã thoái vốn tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm SHB-Vinacomin, Công ty cổ
phần phát triển đường cao tốc BIDV và Công ty cổ phần cảng hàng không quốc tế
Long Thành, Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không; Tập đoàn Điện lực Việt Nam thoái vốn tại Công ty CP Bảo
hiểm Toàn Cầu...).
- Tái cơ cấu về quản trị, lao động:
Nhiều Tập đoàn, Tổng công ty đã được Chính phủ
ban hành Nghị định quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động để làm cơ sở pháp
lý tổ chức thực hiện việc tái cơ cấu về quản trị như Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 06/12/2013),
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013), Tập
đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Nghị định số 212/2013NĐ-CP ngày 19/12/2013),
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Nghị định số 184/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013),
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Nghị định số 183/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013),
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Nghị định số 175/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013)
...
Các
Tập đoàn, Tổng công ty cũng đã triển khai các giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung
và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ
máy quản lý, điều hành; rà soát việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy
chế, quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực
hiện mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của
công ty con, công ty liên kết theo quy định; triển khai nghiên cứu, bổ sung các
chính sách quản trị nhân sự hiện đại phù hợp với tái cơ cấu doanh nghiệp, nhằm
khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay về cơ cấu nguồn nhân lực và công cụ
quản lý nguồn nhân lực đảm bảo việc quản lý nguồn nhân lực thống nhất theo định
hướng chung toàn Tập đoàn, Tổng công ty.
3. Kế hoạch triển khai nhằm đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các DNNN:
Để đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, trong năm 2014,
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu, trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý tài chính DNNN, chuyển
đổi, cổ phần hóa DNNN; phối hợp với các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt
động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; gắn trách nhiệm của Người đứng
đầu doanh nghiệp với kết quả tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp và
thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính nhằm đạt cho được mục tiêu tái cơ
cấu, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2. Kiến nghị 2: Cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ
đạo các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết
định sổ 601/QĐ-TTg ngày 17/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp nâng
cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang khó khăn như
hiện nay, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
Chính phủ trả
lời: Tại công văn số 1202/BKHĐT-TH ngày 04/3/2014
Thực hiện quy định tại Quyết định số
601/QĐ-TTg ngày 17/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nêu trên, ngày 31/12/2013, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã ký Quyết định số 2008/QĐ-BKHĐT về việc thành lập Hội đồng quản lý
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với
các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và
dự thảo chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều hành Quỹ.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực
hiện cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Quyết định 601, trên cơ
sở kết luận tại cuộc họp Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa diễn ra ngày 05/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 351
/BKHĐT-PTDN ngày 17/1/2014 về một sổ giải pháp định hướng công tác trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, trong đó kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng Quy chế quản lý tài chính của Quỹ
và bố trí vốn điều lệ 500 tỷ đồng cho Quỹ trong năm 2014.
3. Kiến nghị 3: Cử tri
kiến nghị Nhà nước sớm ban hành chính sách để tiếp tục đẩy mạnh các hình thức
sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, nâng cao hiệu quả
sản xuất và thu nhập của người nông dân. Vì sau hơn 5 năm tổng kết việc thực
hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ đến
nay vẫn chưa có chính sách cụ thể để thực hiện chủ trương này.
Chính phủ trả
lời: Tại công văn số 397 /BNN-KTHT ngày 10/02/2014
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (thường gọi chính
sách liên kết bốn nhà) đã được triển khai thực hiện, kết quả thực hiện đã có
tác động tích cực đến việc hình thành nhiều vùng nguyên liệu gắn với chế biến
và tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên trong thực tiễn hiện nay đang đòi hỏi những
chính sách và cơ chế mới khác so với Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg.
Để khắc phục được những mặt hạn chế và thúc đẩy liên kết sản xuất - chế
biến - tiêu thụ giữa nông dân - doanh nghiệp và các đối tác khác nhằm phát
triển mạnh hơn sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tăng thu nhập cho người sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất với
Chính phủ chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. Hiện nay Bộ đã dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg và đang lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành có liên quan và
các địa phương để sớm ban hành.
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg quy định rõ về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ
đối với các doanh nghiệp trong nước; nông dân; các tổ chức đại diện của nông
dân và những điều kiện được hưởng các chính sách ưu đãi đối với mỗi đối tượng
này. Các chính sách quy định tại Quyết định này là các chính sách đặc thù nhằm
khuyến khích sự liên kết hợp tác để tiêu thụ nông sản cho nông dân, không trùng
lặp với các chính sách về thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định
trong Nghị định 61/2010/NĐ-CP (mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định
210/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 61 này), các chính sách khuyến khích phát
triển HTX, tổ chức nông dân quy định ở Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn triển
khai Luật HTX 2012. Ngoài ra, trong Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ chỉ
quy định các khung, trần chính sách hỗ trợ ưu đãi. Chủ tịch UBND tỉnh tuỳ thuộc
vào điều kiện cụ thể của địa phương sau này sẽ quy định các mức hỗ trợ cụ thể
và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện.
4. Kiến nghị 4: Cử
tri kiến nghị Nhà nước cần có nhiều chính sách hơn nữa đối với ngư dân bám biển
để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam như: Hỗ trợ giá xăng dầu, hỗ trợ
lãi suất, tăng mức đầu tư và thời hạn vay đối với việc mua sắm ngư lưới cụ,
đóng mới và cải hoán tàu cá, hỗ trợ dầu và bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền
viên giúp ngư dân bám biển và làm kinh tế đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Cử tri cho rằng đối tượng này hiện nay còn rất khó khăn và dễ bị tổn hại trong
tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo phức tạp như hiện nay.
Chính phủ trả lời: Tại công văn số 337/BNN-TCTS ngày 27/01/2014
Thời gian vừa qua Chính phủ đã ban hành một số cơ
chế, chính sách hỗ trợ ngư dân như:
1. Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, trong đó có hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt
hải sản, hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên,
hỗ trợ dầu, thời gian thực hiện từ năm 2008 đến năm 2010. Về cơ bản, chính sách đã kịp thời giúp ngư dân khắc
phục khó khăn để bám biển sản xuất, duy trì khai thác thuỷ, hải sản, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống ngư dân,
góp phần vào an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảm bảo ổn định nguồn thực
phẩm cũng như nguyên liệu cho các nhà máy chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu; góp phần ổn định giá tiêu dùng trong nước, kiềm chế
lạm phát, ổn định đời sống xã hội. Qua ba năm triển khai thực hiện Quyết định
số 289/QĐ-TTg, công tác quản lý tàu cá được tăng cường, đại bộ phận tàu cá đã
được đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác thủy sản. Trên cơ sở đó, các
cơ quan quản lý và chính quyền địa phương đánh giá được thực trạng năng lực
đánh bắt, cơ cấu tàu thuyền và loại nghề khai thác hải sản, tạo điều kiện cho
công tác quản lý, lập quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi, sắp xếp bố trí lại lực
lượng sản xuất nghề cá tại địa phương.
Trên cơ sở báo cáo của các tỉnh, Bộ Tài chính đã cấp
kinh phí cho 21 tỉnh để thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định
289/QĐ-TTg năm 2008 - 2010 là 1.881.489,61 triệu đồng, đạt 99,2% tổng số kinh
phí ngân sách trung ương hỗ trợ cho địa phương theo chế độ quy định. Tổng kinh
phí các tỉnh đã chi hỗ trợ cho ngư dân
là 1.927.816,05 triệu đồng, đạt 96% tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ ngư dân
theo Quyết định số 289/QĐ-TTg năm 2008 - 2010. Hầu hết các chính sách hỗ trợ
ngư dân theo Quyết định 289 đã hỗ trợ được các nhu cầu thiết yếu đối với ngư
dân trong quá trình khai thác đánh bắt hải sản.
2. Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 về một số
chính sách khuyến khích hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ
khai thác hải sản trên các vùng biển xa, trong đó có hỗ trợ kinh phí tiền dầu,
kinh phí mua bảo hiểm, trang bị máy thông tin liên lạc cho các tàu cá và xây
dựng trạm quan sát tại các địa phương. Đến nay theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã có trên 6.037 tàu cá của 20/28 tỉnh, thành phố ven
biển được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đủ điều kiên tham gia hoạt động
trên các vùng biển xa theo quy định. Tính đến tháng 6/2013, cả nước đã hỗ trợ
cho ngư dân theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2011/QĐ-TTg
khoảng 760.000 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ chi phí nhiên liệu: 673.000 triệu
đồng; hỗ trợ bảo hiểm: 10.000 triệu đồng; hỗ trợ máy thông tin liên lạc trên
tàu được 2.203 chiếc (tương đương 69.716 triệu đồng); hỗ trợ xây dựng được 15
trạm bờ, tương đương 4.496 triệu đồng; hỗ trợ khôi phục lại sản xuất được 01
trường hợp với 500 triệu đồng; đã có 15.298 thuyền viên được hỗ trợ bảo hiểm
tai nạn thuyền viên, v.v…
3. Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ
về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản,
Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010, Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày
02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau
thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, trong đó có hỗ trợ lãi suất vay cho việc
đầu tư các trang biết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đóng mới tàu thu mua
chế biến hải sản. Tuy nhiên, triển khai trong lĩnh vực thủy sản còn gặp phải
một số khó khăn như: Yêu cầu các máy móc, thiết bị được hỗ trợ phải đảm bảo yếu
tố nội địa hóa 60% trở lên …, những khó khăn, vướng mắc đó đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời phối hợp với các đơn vị liên quan trình
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/2013/-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông
nghiệp, trong đó có hỗ
trợ mức vay tối đa để mua các loại máy thiết bị, bằng 100% giá trị hàng hóa; hỗ
trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu và 50% lãi suất vốn vay trong năm
thứ ba đối với các loại máy, thiết bị dò cá, thu, thả lưới, câu, thông tin liên
lạc, hầm cấp đông, thùng bảo quản sản phẩm có gắn thiết bị lạnh, sản xuất nước
đá, làm nước biển thành nước ngọt sử dụng trên tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục
vụ đánh bắt xa bờ.
4. Quyết định 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách thí điểm ngư dân đóng tàu vỏ thép
khai thác hải sản xa bờ tại Quảng Ngãi. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đang phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi để thực hiện Quyết định.
5. Chính sách hỗ trợ khắc phục rủi ro, thiên tai trên
biển: Ngày 25/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
118/2007/QĐ-TTg về ban hành một số chính sách hỗ trợ rủi ro thiên tai trên biển
đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần
nghề cá trên biển, ven biển khắc phục rủi ro do thiên tai gây ra như: bão lốc,
áp thấp nhiệt đới, sóng thần, v.v... xảy ra trên biển, ven biển, hải đảo với
một số nội dung cụ thể như: hỗ trợ chi phí mua vé phương tiện về nơi cư trú đối
với các trường hợp gặp rủi ro xa nơi cư trú; hỗ trợ các chi phí vận chuyển cấp
cứu người từ biển vào đất liền; bảo quản xác nạn nhân; thông tin tìm kiếm người
mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 30 ngày; hỗ
trợ thiệt hại đối với các phương tiện sản xuất bị mất, bị hư hỏng nặng; hỗ trợ
chi phí trục vớt phương tiện sản xuất bị chìm hoặc bị trôi dạt; hỗ trợ con
giống thủy sản đối với các diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại, khi khôi phục
sản xuất; hỗ trợ cấp máy thông tin liên lạc, phao cứu sinh đối với tàu, thuyền
đánh bắt xa bờ bị chìm, hư hỏng nặng, khi khôi phục sản xuất; hỗ trợ chi phí
nhiên liệu, chi phí sửa chữa đối với các tàu, thuyền tham gia cứu hộ, cứu nạn
người và tàu, thuyền bị rủi ro do thiên tai trên biển, v.v… Triển khai thực
hiện Quyết định, nhiều tổ chức, cá nhân và hộ gia đình đã nhận được sự hỗ trợ
từ Nhà nước để khôi phục sản xuất khi không may gặp phải rủi ro trên biển,
chính sách này được ngư dân hết sức ủng hộ. Hiện nay, các chính sách ban hành
theo quyết định này vẫn được các địa phương tích cực triển khai.
6. Chính sách hỗ trợ trang thiết bị thông tin và giám
sát hoạt động của tàu cá trên biển:
- Dự án thông tin giai đoạn I: Trong những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến ngày càng khắc
nghiệt, phức tạp; bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt xuất hiện ngày càng nhiều với
cường độ mạnh, mức độ ảnh hưởng rộng, thời gian xuất hiện thường sớm hơn và kết
thúc cũng muộn hơn đã ảnh hưởng xấu khai thác hải sản trên biển. Nhằm giảm
thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngư dân khi khai thác trên biển, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 459/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm hỗ trợ máy
thu trực canh cho ngư dân lắp đặt trên tàu cá (SSB). Hiện nay, đã hoàn thành
giai đoạn thí điểm lắp đặt 7.000 máy thu trực canh cho ngư dân. Máy thu trực
canh được lắp đặt đã hỗ trợ ngư dân rất nhiều trong việc tiếp nhận thông tin về
dự báo thời tiết trên biển và công tác phòng tránh trú bão, đa số ngư dân đánh
giá cao việc lắp đặt thiết bị này.
- Dự án MOVIMAR (hỗ trợ thiết bị giám sát tàu cá): Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành triển khai dự án MOVIMAR để
gắn thiết bị (chíp) cho 3.000 tàu cá của ngư dân các thiết bị thu tín hiệu từ
vệ tinh; các tàu cá được trang bị các thiết bị này sẽ nhận được thông tin dự
báo thời tiết; dự báo ngư trường; tự động báo vị trí tàu về bờ 2 giờ/lần; các
thông tin hướng dẫn tránh trú bão, v.v…, đến nay đã có 1.944 tàu cá được lắp
đặt thiết bị. Từ tháng 5/2013 đến nay, khi bản tin dự báo thời tiết được gửi
đến ngư dân kèm theo hình ảnh đường đi, tốc độ, cấp độ, vùng ảnh hưởng của bão
đối với tàu cá, các tàu khai thác hải sản đã chủ động tránh được bão, đa số các
tàu di chuyển ra ngoài vùng ảnh hưởng của bão mà không phải chạy vào bờ tránh
bão như trước đây đã làm lợi cho ngư dân hàng trăm tỷ đồng.
Những cơ chế, hính sách hỗ trợ ngư dân được ban hành
và triển khai trong thời gian vừa qua đã mang lại những hiệu quả tích cực cho
Ngành Thủy sản, tạo điều kiện để ngư dân ổn định cuộc, sống bám biển khai thác
và kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong thời gian tới, Thực hiện Quyết định 375/QĐ-TTg
ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Đề án tổ chức lại sản
xuất trong khai thác hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối
hợp với các đơn vị liên quan tiến hành xây dựng Dự án thông tin nghề cá giai
đoạn II trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp
với các Bộ Tài chính tiếp tục dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính
sách hỗ trợ ngư dân đóng mới, thay máy tàu cá hoạt động trên vùng khơi, vùng
biển cả (Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 717/TTr-BTC ngày 27/11/2012 và văn bản
số 478/BTC-TCNH ngày 04/7/2013 gửi Thủ tướng Chính phủ).
5. Kiến nghị 5: Kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành liên
quan tập trung thanh tra, kiểm tra kịp thời xử lý vi phạm và thông báo cho cử
tri biết kết quả xử lý vi phạm, nhất là trách nhiệm bộ, ngành, địa phương liên
quan để xảy ra tình trạng phá rừng tại các Vườn quốc gia (Vườn quốc gia Ba Bể
và khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ ở Bắc Kạn; Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng;
Vườn quốc gia YokDon ở Đắk Lắk...).
Chính phủ trả
lời: Tại công văn số 380/BNN-TCLN ngày 08/02/2014
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn
cử tri tỉnh
Đồng Nai đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả
lời như sau:
Thời
gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cùng với các địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, tại một số địa phương tình trạng phá rừng vẫn diễn ra, có lúc, có
nơi rất nghiêm trọng, nhất là ở một số Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, nơi còn giàu
tài nguyên thiên nhiên.
Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn
tình trạng phá rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu và
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản: Nghị định số
117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng, Chỉ
thị số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các
biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành
công vụ, Quyết định số 126/QĐ-TTg về thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý,
bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng, Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về
chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, Quyết định số
07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 về một số cơ chế chính sách tăng cường
bảo vệ rừng; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng,
phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã
ban hành Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 về việc tăng cường, chấn
chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn,
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác bảo vệ rừng,
kịp thời kiểm tra, đề xuất xử lý các điểm nóng về phá rừng tại các tỉnh và Vườn
quốc gia trong cả nước, góp phần ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng.
Đối với các Vườn quốc gia do Tổng cục Lâm nghiệp trực
tiếp quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng cục Lâm
nghiệp và các cơ quan liên quan chủ động xây
dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng ở các Vườn quốc gia trực
thuộc (năm 2013, Tổng cục Lâm nghiệp đã thanh tra công tác quản lý, bảo vệ rừng
và thực thi pháp luật tại hai Vườn quốc gia Cát Tiên và Ba Vì; năm 2014, Bộ
tiếp tục giao Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện thanh tra công tác quản lý, bảo vệ
rừng và thực thi pháp luật tại Vườn quốc gia Bạch Mã); chỉ
đạo các Vườn quốc gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa
phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng thuộc lâm phần quản lý, xử lý nghiêm những nơi để xảy ra phá rừng, cá
nhân có vi phạm (năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo
Vườn quốc gia Yok Don kiểm tra, xử lý kỷ luật 08 cán bộ kiểm lâm, trong đó, có
01 trường hợp buộc thôi việc; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, luân chuyển 68 công
chức, viên chức).
Trong thời gian qua, các địa phương cũng đã triển khai quyết liệt các biện
pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng tại các Vườn quốc gia, Khu Bảo tồn do địa
phương quản lý; chỉ đạo điều tra làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có
liên quan, như: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã xử lý kỷ luật đối
với tập thể, cá nhân của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (kỷ luật về mặt Ðảng
đối với Giám đốc, phó giám đốc; cách chức Phó Giám đốc và đề nghị chuyển công tác
khỏi Vườn quốc gia, không bố trí làm việc trong lực lượng kiểm lâm; kỷ luật 14
cán bộ, nhân viên Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia).
III. Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Kiến nghị: Đề nghị quy định
chặt chẽ, có chế tài nghiêm khắc đối với các trường, trung tâm liên kết đào tạo
vi phạm pháp luật hiện nay; Cần kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm, đặc
biệt đối với các cơ sở giáo dục trong nước tổ chức liên kết với đối tác nước
ngoài để lấy bằng cấp nước ngoài, không đảm bảo chất lượng theo quy định của
pháp luật và công bố trước công luận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: Tại công văn số 1106/BGDĐT-VP ngày 11/ 3/2014
1. Về việc
quy định, chế tài đối với các trung tâm liên kết đào tạo
Để xử lý các
vi phạm trong liên kết đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ ban hành
Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giáo dục.
Thực hiện
Luật giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đang xây dựng dự thảo Thông tư liên kết đào
tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trong đó dự thảo quy
định về việc xử lý các vi phạm hoạt động liên kết đào tạo như: Thực hiện liên
kết đào tạo khi các điều kiện liên kết đào tạo không đảm bảo theo quy định;
Không có sự đồng ý của cơ quan nhà nước cho phép thực hiện liên kết đào tạo; Đặt
lớp không đúng địa điểm theo quy định; Tuyển sinh không đúng đối tượng… Ngoài
ra, có thể bị đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục
chủ trì liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục phối hợp liên kết đào tạo bị xử lý kỷ
luật theo quy định hiện hành.
Các tập thể,
cá nhân khi xác nhận các điều kiện của cơ sở giáo dục phối hợp liên kết đào tạo
không đúng với quy định thì sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật; Các cá nhân tham mưu
tổ chức thực hiện hoạt động liên kết đào tạo trái quy định sẽ bị xử lý kỷ luật
theo các quy định hiện hành và không được tham gia các hoạt động liên quan đến
hoạt động liên kết đào tạo từ 1 đến 3 năm.
2. Về việc
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục trong nước
tổ chức liên kết với đối tác nước ngoài để lấy bằng cấp nước ngoài, không đảm
bảo chất lượng
Trong thời
gian qua, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo và kế
hoạch thanh tra hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng cường tổ chức thanh
tra, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định pháp luật về hoạt động liên kết đào
tạo với nước ngoài.
Qua kiểm tra
đã phát hiện những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về liên kết đào
tạo với nước ngoài, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp; phát hiện các đại học,
trường đại học có sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đào
tạo các trình độ cao đẳng, đại học và thạc sĩ trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị
vi phạm, buộc các đơn vị này dừng hoạt động tuyển sinh và đào tạo trái phép
trên lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giải
quyết hậu quả (nếu có).
Kết quả thanh
tra và xử lý sai phạm của các đơn vị trong hoạt động liên kết đào tạo với nước
ngoài đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai trên mạng thông tin điện tử của
Bộ.
Như vậy, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, thời gian vừa qua Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã chủ động thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời, dứt điểm, nghiêm các
sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam, từng bước chấn chỉnh và đưa hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài vào
nền nếp, hoạt động đúng quy định của pháp luật. Thời gian tới, thực hiện Nghị
quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đẩy mạnh công
tác thanh tra, kiểm tra; Đồng thời phối hợp với các địa phương theo quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ, tăng cường giám sát các hoạt động liên kết đào tạo
nói chung đặc biệt là hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài trên lãnh thổ
Việt Nam, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý sai phạm (nếu có) theo đúng
quy định của pháp luật.
IV. Bộ Giao thông vận tải
1. Kiến nghị: Cử tri tiếp tục kiến nghị Chính phủ
quan tâm chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải kiểm tra làm rõ, xử lý trách nhiệm các
cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và kịp thời có giải pháp phù hợp và thông
báo cử tri biết kết quả nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khôi phục và cải
tạo Quốc lộ 20 theo đúng lộ trình đã xác định, đảm bảo chất lượng công trình và
an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công.
Bộ Giao thông vận tải trả lời: Tại
công văn số 1406/BGTVT-QLXD ngày 13/02/2014
Về vấn đề
này, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến trả lời như sau:
- Mặt đường
Quốc lộ 20 được xây dựng từ trước năm 1975, trong những năm qua chưa được đầu
tư cải tạo, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Bộ GTVT đang triển khai các dự
án đầu tư theo hình thức BOT, BT với nguồn vốn vay thương mại của các ngân hàng
nước ngoài và trong nước.
Đối với đoạn Dầu Giây – Tp. Bảo Lộc có Tổng mức đầu tư là 4.589,59 tỷ đồng,
với nguồn vốn đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay thương mại của các ngân hàng
nước ngoài (vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư chỉ là 533,96 tỷ đồng). Việc thực
hiện thủ tục vay vốn nước ngoài theo trình tự quy định của nhà tài trợ kéo dài,
nên tiến độ thi công chậm do chủ yếu thi công bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà
đầu tư và các nguồn vốn khác do nhà thầu thi công huy động.
-
Bộ GTVT luôn nhận thức Quốc lộ 20 là tuyến giao thông huyết mạch cho phát triển
kinh tế, xã hội của khu vực. Mặc dù khó khăn chưa vay được vốn, Bộ luôn quan
tâm, thường xuyên sát sao chỉ đạo Công ty Cổ phần BT20-Cửu Long, Tổng cục ĐBVN
triển khai lực lượng duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa khắc phục kịp
thời các hư hỏng mặt đường để đảm bảo êm thuận; đồng thời tăng cường kiểm tra
công tác tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông trên đường đang khai thác.
Do vậy, trong thời gian qua đã thực hiện tốt công tác đảm bảo giao thông, đáp
ứng cho việc vận chuyển hàng hóa, khách du lịch phục vụ Lễ, Hội quan trọng của
Tỉnh diễn ra cuối năm 2013 (lễ hội hoa Đà Lạt…) và đi lại của nhân dân trong
Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
-
Đến nay các thủ tục vay vốn cho dự án đoạn Dầu Giây – Tp. Bảo Lộc đã cơ bản
hoàn tất, Bộ GTVT đang chỉ đạo Công ty Cổ phần BT20-Cửu Long tổ chức đẩy nhanh
thi công hoàn thành vào năm 2015; đồng thời Bộ GTVT đã tổ chức khởi công triển
khai thi công dự án đầu tư đoạn Tp. Bảo Lộc – Tp. Đà Lạt để xây dựng hoàn thành
đồng bộ Quốc lộ 20 vào cuối năm 2015, để nâng cao năng lực vận tải tạo điều
kiện cho phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong khu vực.
V.Bộ Tài chính
1. Kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên
quan sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về nguồn kinh phí ngân sách Trung ương
hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đối với các xã nghèo, khó
khăn trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Bộ Tài chính trả lời: Tại công văn số 1322/BTC-NSNN ngày 24/01/2014
Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020, trên cơ sở đó Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 hướng dẫn một số nội dung thực
hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg. Tiếp theo, ngày 08/6/2012, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực
hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tại quyết định
800/QĐ-TTg; ngày 02/12/2013, Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế
hoạch và Đầu tư,Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
52/2013//TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên
tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC.
Căn cứ vào phân công nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan Trung ương của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định số 800/QĐ-TTg và qua công tác phối hợp, Bộ Tài chính
thấy rằng về phía các các bộ, cơ quan trung ương đã ban hành cơ bản đầy đủ các
văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
Đối với cơ chế ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020, tại điểm c khoản 1 Điều 1 của Quyết
định số 695/QĐ-TTg có quy định: “c) Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các
địa phương căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối
ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt....”.
Căn
cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu trên và khả năng ngân sách trung
ương, từ năm 2012-2014 đã hỗ trợ Tỉnh Đồng Nai là 13.293 triệu đồng (năm 2012
là 5.632 triệu đồng, năm 2013 là 4.110 triệu đồng, năm 2014 kinh phí sự nghiệp
là 3.551 triệu đồng) để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới. Đồng thời, để tăng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ địa phương thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã trình và
Quốc hội có Nghị quyết số 65/2013/QH13 phát hành trái phiếu Chính phủ bổ sung
cho giai đoạn 2014-2016, trong đó bổ sung vốn cho Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2016 là khoản 15.000 tỷ đồng. Hiện
nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho các địa phương, trong
đó có tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, đề nghị Tỉnh sử dụng nguồn hỗ trợ của ngân sách
trung ương, cân đối từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp
pháp khác để thực hiện Chương trình.
VI.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Kiến
nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ
chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện
Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về nguồn kinh phí
ngân sách Trung ương hỗ trợ đê xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đối
với các xã nghèo, khó khăn trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020”.
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư trả lời: Tại công văn số 1049/BKHĐT-TH ngày 26/02/2014
Thực
hiện Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về việc
phát hành bổ sung và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 về giao kế hoạch
vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới trong đó ưu tiên phân bổ cho các xã nghèo, xã đặc biệt
khó khăn và các xã theo chỉ đạo của Trung ương.
VII.Bộ Công thương
1.
Kiến nghị: Cử tri đồng tình việc Chính phủ kiên quyết loại bỏ các công trình
thủy điện nhỏ, hiệu quả thấp, các công trình thủy điện có tác động tiêu cực lớn
đối đến môi trường – xã hội của Chính phủ, đặc biệt trong đó có hai dự án thủy
điện Đồng Nai 6 và 6A. Qua đó, đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành chức
năng cần nghiên cứu kỹ về quy trình, thủ tục lập, thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường khi thực hiện các dự án thuỷ điện để tránh gây thất thoát
lãng phí nguồn ngân sách nhà nước; quy định cụ
thể, chặt chẽ hơn nữa trách nhiệm của các nhà máy thủy điện trong vận hành, xả
nước để không gây thiệt hại cho đời sống và hoạt động sản xuất của nông dân.
Bộ Công thương trả lời: Tại công văn số 591/BCT-KH ngày 21/01/2014
Theo ghi nhận của Quốc hội tại Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11
năm 2013, các công trình thủy điện đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng
lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các hồ thủy điện lớn đa mục
tiêu đã góp phần cắt, giảm lũ, điều tiết lưu lượng, cấp nước phục vụ sinh hoạt,
sản xuất và bảo vệ môi trường. Quá trình đầu tư xây dựng, vận hành khai thác
các công trình thủy điện đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng các khu, điểm tái định cư, cơ sở hạ
tầng thiết yếu trong khu vực công trình thủy điện bước đầu tạo ổn định đời sống
nhân dân. Đồng thời, Nghị quyết số 62/2013/QH13 cũng đã nêu ra các hạn chế của
việc xây dựng, vận hành các công trình thủy điện trong thời gian vừa qua.
Thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11
năm 2013, Chính phủ đang hoàn thiện để ban hành Nghị quyết về tăng cường công
tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác công trình thủy
điện và Kế hoạch hành động kèm theo. Trong đó, tiếp tục khai thác các lợi thế
về tiềm năng thủy điện; quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận
hành các công trình thủy điện; kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện không đáp
ứng được các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật và bảo vệ môi trường - xã hội, chỉ
đạo cụ thể cho các bộ, ngành chức năng tăng cường công tác quản lý quy hoạch,
đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác công trình thuỷ điện, bao gồm: Tăng
cường năng lực quản lý lưu vực sông, điều phối, giám sát việc tuân thủ quy
trình vận hành liên hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa bậc thang, bảo đảm không
để xảy ra tình trạng vận hành hồ chứa gây lũ kép; giải quyết các vấn đề liên
ngành, liên địa phương trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Nâng cao chất
lượng đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với quy
hoạch, dự án, công trình thủy điện và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực
hiện. Sớm ban hành hướng dẫn cụ thể quy định dòng chảy tối thiểu sau các đập
thủy điện....
VIII.Bộ Quốc phòng
1. Kiến nghị: Cử
tri kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu,
xem xét nâng chế độ bồi dưỡng cho thời gian làm việc tăng thêm đối với lực
lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới trên biển, hải đảo và vùng
trời của Tổ quốc, nhất là đối với Quân chủng Phòng không - Không quân và Quân
chủng Hải quân; nhằm động viên tinh thần chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ
toàn vẹn chủ quyền quốc gia của đối tượng này.
Bộ Quốc phòng trả lời: Tại công văn số 594/BQP-CTC
ngày 23/01/2014
1. Để nắm chắc tình hình quốc phòng, an ninh và bảo
đảm kịp thời chỉ huy, chỉ đạo, điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm xử lý có
hiệu quả các tình huống xẩy ra trên phạm vi toàn quốc; bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bộ Quốc phòng đã thường xuyên duy
trì tổ chức một số lực lượng làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu 24/24
giờ tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết, …)
tại Sở chỉ huy các cấp trong quân đội và các đơn vị; đặc biệt là các đơn vị
đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới trên biển, hải đảo và vùng trời của Tổ quốc.
Trong thời gian trực, các lực lượng phải làm việc
trong trạng thái căng thẳng, tập trung cao độ, liên tục phải xử lý một khối
lượng thông tin lớn trong điều kiện môi trường, thời tiết khắc nhiệt và phải có
những phản ứng nhanh nhạy, khẩn trương, nên mức tiêu hao về trí lực và cường
lực lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nhưng mới chỉ có một số lực lượng
làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu thuộc các chuyên ngành được hưởng
chế độ phụ cấp trực do Thủ tướng Chính phủ quy định (như: Kíp chỉ huy hoạt động
tàu ngầm; Kíp chỉ huy ban bay; Trực bệnh viện, bệnh xá) và một số đối tượng làm
nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu tại Sở chỉ huy các cấp trong quân đội vào ban
đêm (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau); lực lượng trực sẵn
sàng chiến đấu, trực A2 (khi chuyển trạng thái tăng cường); Bộ đội Biên phòng
thuộc các đồn đóng tại các xã biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam được Bộ
Quốc phòng hỗ trợ tiền ăn, nhưng mức hưởng thấp đúng như cử tri đã kiến nghị.
2.
Để khắc phục những bất hợp lý nêu trên và bảo đảm tương quan về quyền lợi của
các đối tượng khi làm nhiệm vụ trực, đặc biệt là lực lượng làm nhiệm vụ trực
sẵn sàng chiến đấu, Bộ Quốc phòng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan nghiên cứu, xây dựng nâng chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng trực sãn sàng
chiến đấu tại sở chỉ huy các cấp trong Quân đội, dự kiến trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành thực hiện từ qúy I năm 2013. Tuy được các Bộ, ngành ủng hộ; Bộ Tư
pháp đã thẩm định; nhưng thấy được sự khó khăn về nguồn kinh phí bảo đảm, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo: “Chưa đề xuất với Chính phủ. Đồng ý bảo lưu
kết quả nghiên cứu” và trình Chính phủ vào thời điểm thích hợp (thông báo tại
công văn số 760/VP-BQP ngày 26/01/2013 của Văn phòng Bộ Quốc phòng).
3. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng
sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi,
bổ sung nâng chế độ bồi dưỡng cho thời gian làm việc tăng thêm đối với các đối
tượng trong quân đội đang làm nhiệm vụ thường trực sãn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong thời gian tới.
IX.
Ngân hàng Nhà nước
1.
Kiến nghị 1: Cử tri kiến nghị NHNN sớm có giải pháp hiệu
quả khắc phục tình trạng giá vàng trong nước luôn có sự chênh lệch rất lớn so
với giá vàng thế giới, làm cho cử tri và nhân dân lo lắng, thiếu tin tưởng đối
với cơ quan chức năng của Nhà nước trong công tác quản lý, điều hành thị trường
vàng.
Ngân
hàng nhà nước trả lời: Tại công văn số 600/NHNN-VP ngày 25/01/2014
Thời gian qua, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp bình ổn thị trường
vàng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp như tổ chức
mạng lưới kinh doanh mua bán vàng miếng có quản lý, thực hiện chấm dứt huy động
và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng (TCTD), không sử dụng vàng làm phương
tiện thanh toán... Nhờ đó, thị
trường vàng đã ổn định căn bản, hoạt động đầu cơ được ngăn chặn, không còn hiện
tượng làm giá, tạo sóng để kiếm lời, không còn cảnh người dân đổ xô đi mua
vàng, hiện tượng “vàng hóa” được kiềm chế và đẩy lùi, diễn biến thị trường vàng
không còn ảnh hưởng mạnh đối với thị trường ngoại hối như trước đây, tỷ giá ổn
định, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định.
Nước ta không phải là nước sản xuất vàng, do vậy, nếu muốn giá vàng trong
nước bám sát với giá vàng thế giới thì thị trường vàng trong nước phải liên
thông tuyệt đối hoặc liên thông tương đối với thị trường vàng quốc tế. Để thực
hiện được việc đó thì phải cho phép doanh nghiệp và người dân kinh doanh vàng
tài khoản ở nước ngoài thông qua các sàn vàng, đồng thời phải cho phép nhập
khẩu hoặc xuất khẩu vàng vô điều kiện khi có nhu cầu. Tuy nhiên, nếu thực hiện
các biện pháp nêu trên, đặc biệt trong điều kiện giá vàng thế giới biến động
lớn và khó lường sẽ gây bất ổn đến thị trường ngoại hối và tỷ giá, làm ảnh
hưởng tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và dự trữ ngoại hối nhà nước.
Việc thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới trong ngắn hạn,
nhất là khi giá vàng thế giới biến động mạnh sẽ không làm bình ổn thị trường
vàng trong nước, không loại bỏ được các tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô,
không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở chừng mực nào đó lại có tác động ngược
lại. Như vậy, mục tiêu làm cho chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức
thấp như trước đây chỉ là mục tiêu tình thế để hạn chế tác động tiêu cực trước
mắt của thị trường vàng đối với ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh ta chưa
xây dựng được một khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng.
Thực tế trong thời gian vừa qua, cùng với việc triển khai quy định Nhà nước
độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng
nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và việc NHNN thực hiện hoạt động can thiệp
thị trường vàng thông qua đấu thầu bán vàng miếng, thị trường vàng miếng trong
nước đã rất ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới. Khi
giá vàng thế giới ổn định, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng
thế giới đã giảm quanh mức 2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, khi giá vàng thế giới
có biến động lớn, mức chênh lệch này có xu hướng tăng lên. Trong ngắn hạn,
chính mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã giúp cho
thị trường vàng trong nước không bị chao đảo theo biến động của thị trường vàng
thế giới, ngăn ngừa tâm lý đầu cơ, do đó đã góp phần quan trọng để duy trì sự
ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại hối và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Về
trung và dài hạn, trong điều kiện khuôn khổ pháp lý mới về thị trường vàng cùng
với hoạt động can thiệp của NHNN, khi giá vàng thế giới ổn định, chênh lệch
giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sẽ được thu hẹp.
2. Kiến nghị 2: Cử tri đề
nghị Ngân hàng nghiên cứu, xem xét tạo cơ chế thông thoáng, đồng thời tăng định
mức và kỳ hạn cho vay, giảm lãi suất ngân hàng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho
người lao động. Vì hiện nay, lãi suất cho vay của Ngân hàng có giảm nhưng nhiều
doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn vay vốn.
Ngân hàng Nhà nước trả lời: Tại công văn số 600/NHNN-VP ngày 25/01/2014
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường, từ đầu năm 2012 đến nay, NHNN thực hiện
quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có giải pháp điều hành nhằm giảm
mạnh và liên tục mặt bằng lãi suất thị trường, như giảm các mức lãi suất điều
hành của NHNN, quy định trần lãi suất tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đồng
thời điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động làm cơ sở để các TCTD giảm lãi suất
cho vay, quy định trần và giảm dần mức lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu
tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp
hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay
đã giảm mạnh và ở mức thấp, chỉ bằng 50% lãi suất năm 2011, tương đương với mức
lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Lãi suất của
các khoản vay cũ cũng được các TCTD tích cực giảm; Trong điều kiện lạm phát được kiểm soát ở mức khoảng
7% như hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6,5-9%/năm, lãi suất
cho vay trung và dài hạn phổ biến ở mức 10-13%/năm là tương đối phù hợp.
Bên cạnh các giải pháp về lãi suất, NHNN đã chỉ đạo
các TCTD tích cực rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để
tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ vốn vay; điều chỉnh kỳ hạn
trả nợ, gia hạn nợ đối với khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo
chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt nhưng giữ nguyên nhóm nợ tạo
điều kiện cho các khách hàng vay có thể tiếp cận khoản vay mới; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có triển
vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó
khăn về tài chính vay được vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, để giúp khách hàng tăng khả năng tiếp cận
vốn tín dụng, vừa qua, NHNN đã yêu cầu các TCTD xem xét thực hiện một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến điều kiện và thủ tục tín dụng như: (i) Yêu cầu các TCTD phối hợp chặt chẽ với nhau và làm việc
với khách hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong trường hợp nhiều TCTD
cùng cho vay đối với 1 khách hàng; (ii) Các TCTD xem xét và quyết định xử lý
đối với các khoản nợ đến hạn mà khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ như
miễn giảm, lãi vốn vay; không thu lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ
lãi sau...; (iii) Tiến hành rà soát và có biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở
tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đối với các khoản nợ thuộc đối
tượng đầu tư trung, dài hạn nhưng TCTD đã cho vay ngắn hạn; (iv) Thực hiện ngay
việc phát mại tài sản để thu hồi nợ đối với những tài sản mà TCTD đã xiết nợ
hoặc được gán nợ; Báo cáo NHNN để theo dõi và được giảm dư nợ vay đối với những
bất động sản mà TCTD dự kiến sẽ sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm
việc...; (v) Cho phép các TCTD không xem xét các điều kiện về các khoản nợ cũ
khi khách hàng vay vốn mới có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo
thu hồi được nợ.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp
nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng không phải vì lãi suất cao mà
chủ yếu do: Năng lực tài chính yếu kém, không chứng minh được tính khả thi và
hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh đề nghị vay vốn, báo cáo tài
chính của doanh nghiệp chưa rõ ràng, minh bạch để chứng minh được khả năng trả
nợ; một số doanh nghiệp có số nợ phải trả tồn đọng lớn chưa có biện pháp xử lý,
không có tài sản thế chấp, hoặc có tài sản thế chấp nhưng không đảm bảo về thủ
tục pháp lý theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, nguy cơ rủi ro
tín dụng cao...
Trong thời gian tới, NHNN sẽ bám
sát diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của
lạm phát, sự ổn định của thị trường ngoại hối, tỷ giá để xem xét kiểm soát lãi
suất thị trường ở mức hợp lý. NHNN và hệ thống các TCTD tiếp tục triển khai và
tổ chức tốt các giải pháp tín dụng đã thực hiện có hiệu quả trong năm 2012 và
năm 2013 để tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài những giải pháp từ
phía NHNN, TCTD, để được vay vốn ngân hàng bản thân các doanh nghiệp cũng cần
cơ cấu lại hoạt động của mình, nâng cao khả năng tài chính, khả năng trả nợ,
xây dựng phương án, dự án sử dụng vốn vay hiệu quả.
Hiện
nay, lãi suất cho vay phổ biến của các khoản vay mới đối với lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh thông thường ở mức 9-11,5%/năm; lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu
tiên như nông nghiệp nông thôn, chăn nuôi đã ở mức thấp 7-9%/năm, thậm chí một
số TCTD còn cho vay các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, có tình hình
tài chính lành mạnh, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả với lãi
suất chỉ 6,5-7%/năm.
So với cuối năm 2012 đã giảm 3-5%/năm.
Đến
ngày 23/01/2014, tỷ trọng dư nợ có mức lãi
suất dưới 10%/năm chiếm 32,88%, tỷ trọng dư nợ có mức lãi suất từ 10%-13%/năm
là 48,63%; tỷ trọng dư nợ có mức
lãi suất từ 13%-15%/năm là 12,6%; tỷ
trọng dư nợ có mức lãi suất trên 15%/năm là 5,94%.
Đức Nhuận