Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Đăng ngày: 18/08/2014
​Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã thực hiện giám sát tình  hình thực hiện Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13 và bước đầu thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH12 về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua Tỉnh ủy, y ban nhân dân tỉnh đã quan tâm chỉ đạo việc thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người có công trên địa bàn tỉnh

Qua giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được thực hiện kịp thời, đúng theo quy định, bên cạnh đó, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương phi hợp với ban ngành, đoàn thể thực hiện vận động toàn xã hội đóng góp quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cuộc sống. Năm 2013 toàn tỉnh đã vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa ở 3 cấp đạt 6,352 tỷ đồng, xây mới 40 căn nhà với kinh phí trên 2 tỷ đồng, thực hiện phụng duỡng 25 Mẹ Việt Nam anh hùng, năm 2014 cấp tỉnh đã Vận động được gần 300 trịệu đồng, vận động đóng góp ủng hộ quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Biên Hòa thực hiện tạm ứng kinh phí để xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với người có công, đến nay đã có  06/11 huyện, thị xã đã thực hiện tạm ứng hơn 7 tỷ đồng để hỗ trợ nhà ở đối với người có công.

aaaaaaaaaaa (500 x 375).jpg
Đoàn Giám sát đã có buổi làm việc với Sở LĐ-TB,XH tỉnh và các đơn vị có liên quan

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng có một số hạn chế nhất định. Quá trình triển khai thực hiện hệ thống văn bản pháp luật trên lĩnh vực này còn thiếu tính thống nhất, chưa chặt chẽ và thường xuyên thay đổi, như quy định về thủ tục xác nhận và chế độ người hoạt động kháng chiến, bị nhiễm chất độc hóa học. Quy định danh mục bệnh tật, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin còn nhiều vướng mắc, chưa cụ thể, rõ ràng và chưa phù hợp với thực tế, nhiều nội dung có tính cấp thiết chưa được ban hành. Một số quy định về thủ tục, hồ sơ đối với người có công, người hoạt động kháng chiến hiện nay chưa được hướng dẫn kịp thời, có nhiều trường hợp không có hoặc không còn giấy tờ gốc theo quy định đã gây bức xúc cho người dân, đồng thời là nguyên nhân kéo dài thời gian, gây tồn đọng nhiều hồ sơ.

Thủ tục giám định trong một số trường hợp bị mắc bệnh do nhiễm chất độc hóa học nhưng lại không được quy định trong danh mục. Mức trợ cấp cho đối tượng là người có công còn thấp so với thu nhập bình quân toàn xã hội.

Mặc dù đối tượng người có công đựợc nhận ưu đãi trợ cấp hàng tháng (trợ cấp thường xuyên) và được hưởng các chế độ ưu đãi về kinh tế, xã hội khác như nhà ở, đất đai, vốn tín dụng, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, việc làm, y tế... Song việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định này còn chậm, chưa rõ ràng, thiếu cụ thể và vướng mắc ở cơ sở.

Nguồn vốn, kinh phí do Trung ương hỗ trợ để thực hiện một số chính sách đối với người có công với cách mạng còn chậm được thực hiện.

Đức Nhuận