I. BỘ CÔNG THƯƠNG
1.Kiến
nghị:
Cử tri đề nghị tăng cường
công tác kiểm tra, xử lý nghiêm túc các vi phạm về kinh doanh, vận chuyển, nhập
khẩu hàng nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất
lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ
Công Thương trả lời:
Thực hiện chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Gông Thương, cấp ủy và chính
quyền địa phương, Quản lý thị trường cả nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm
tra, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh, vận chuyển, nhập khẩu hàng nông sản,
thực phẩm, phụ gia thực phẩm, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm và đã mang lại những kết quả khả quan, tác đệng tích
cực đối với thị trường.
7 tháng đầu năm 2014, lực
lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 106.800 vụ, xử lý trên 56.500 vụ vi phạm,
với tổng số thu trên 234 tỷ đồng.
Về đấu tranh phòng
ngừa vận chuyển, kỉnh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp: 7 tháng đầu
năm 2014, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 621 vụ, phạt hành chính
937,7 triệu đồng, tịch thu 21.697 kg gà lông, 2.882 kg gà thịt, 979.261 quả trứng...
trị giá hàng tịch thu tiêu hủy trên 1,54 tỷ đồng. Đến nay không phát hiện thêm
các đường đây, tổ chức hoạt động quy mô lớn. Tình trạng công khai kinh doanh, vận
chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trước đây
cơ bản đã được ngăn chặn, đẩy lùi. Qua đó góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm,
sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nưóc có điều kiện phát triển, nhận được sự ủng
hộ nhiệt tình của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi cũng như của doanh nghiệp,
Về vận chuyển,
kinh doanh thực phẩm ôi thiu, kém chắt lượng, vi phạm an toàn thực phẩm, lực lượng Quản lý thị trường TP HCM phối hợp
vói các lực lượng chức năng bắt giữ gần 6.000 kg gà phế phẩm quá hạn sử dụng, biến chất (tại kho lạnh của Công ty TNHH thực phẩm
tươi sống Hà Tiên), trêi 3.000kg chim cút làm sẵn đã bốc mùi hôi thối (vận chuỵển
trên xe ô tô biển kiểm soát 70C-03851); Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng
Nai phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ xe khách biển kiểm
soát 53N-7039 vận chuyển 700kg lợn sữa đã ngả màu nâu sẫm, bốc mùi hôi thối;
Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội phối họp với Phòng An ninh kinh tế
phát hiện, bắt giữ 230.000 ống hóa chất kích thích tăng trưởng thực vật có nguồn
gốc Trung Quốc, không được phép sử dụng.
Để tăng cường hơn nữa
công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, Bộ Công Thương đã và sẽ thực hiện
các giải pháp như sau:
Công tác xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
Chủ trì, phối hợp hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng
theo quy định; tiếp tục tăng cường chất lượng công tác tham mưu xây dựng chính
sách, pháp luật; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiệp
vụ của đơn vị Quản lý thị trường các cấp với việc rà soát phát hiện những bất cập
trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động thương mại và quản lý
thị trường, kịp thời nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện. Tập hợp, kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung để đưa
vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Bộ Công
Thương.
Công tác kiểm tra, kiểm soát chổng các hành vi vi phạm pháp luật thương
mại
Chỉ đạo lực lượng Quản
lý thị trường cả nước chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo
tình hình thị trường, nhất là đối với những hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất
và tiêu dùng hàng ngày của người dân như xăng dầu, gas, lương thực, thực phẩm;
nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng đường dây nóng và các biện pháp thu thập,
xử lý thông tin đảm bảo nắm bắt diễn biến thị trường chính xác, kịp thời phục vụ
công tác kiểm tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát
sinh, nổi cộm trên thị trường; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các kê hoạch kiểm
tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đã được
phê duyệt; tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện các kế
hoạch kiểm tra chuyên đề; tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng
chức năng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và trên diện rộng hoạt động
kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,
hàng hóa nhập lậu, hàng hỏa không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đánh giá hiệu quả công
tác phối hợp lực lượng quản lý thị trường giữa các tuyến, địa bàn với nhau;
công tác phối hợp với các lực lượng chức năng; công tác phối hợp giữa Trung
ương và địa phương. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả
các nhiệm vụ được giao
Công tác phổ biến, tuyên truyền
Tiếp tục phối hợp các
cơ quan thông tấn, báo chí, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tổ chức tuyên
truyền, hướng dẫn pháp luật thương mại tới người dân, thương nhân thông qua các
chương trình phát thanh - truyền hình, hội thảo, tập huấn, các hội chợ triển
lãm “hàng thật- hàng giả”, các đợt tiêu hủy hàng hóa vi phạm nhằm nâng cao ý thức,
trách nhiệm của nguời dân; tuyên truyền thông qua các hình thức như xuất bản ấn
phẩm, tài liệu, tờ rơi, phương tiện thông tin đại chúng...;
Phối hợp các cơ quan chức
năng tuyên truyền, cảnh báo sớm cho người dân các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu đùng từ các hàng hóa không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, đặc
biệt là các mặt hàng rau, củ, quả tiềm ẩn chất bảo quản và thực phẩm chứa chất
phụ gia cấm sử dụng;
Triển khai thực hiện có
hiệu quả Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động
thương mại trên thị trường tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận
thương mại, hàng giả và thực hiện cam kết không kinh doanh hàng giả, phân bón
giả, phân bón không bảo đảm chất lượng.
Công tác xây dựng lực lượng
Tiếp tục thực hiện các
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương số 14/CT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2012 về một
số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị
trường và so 23/CT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2013 về thực hiện một số giải pháp
cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường; tăng cường công
tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ trong quá
trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của tổ
chức, cá nhân trong lực lượng Quản lý thị trường; có kế hoạch tiến hành tổ chức
sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện các Chỉ thị nói trên để kịp thời biểu
dương các cá nhân, đơn vị có thành tích;
Tiếp tục mở các lóp bồi
dưỡng đối với công chức Quản lý thị trường cả nước; tổ chức phổ biến các Nghị định
của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý
thị trường nhằm nâng cao năng lực, trình độ và hiệu quả công tác của công chức
Quản lý thị trường.
Công tác phối hợp
Xây dựng kế hoạch, phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu,
hàng giả và gian lận thương mại theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389).
2.
Kiến nghị:
Cử tri đề nghị ban hành
thông tư hướng dẫn cụ thể cách tính số tiền thu lợi bất hợp pháp quy định tại một
số nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như: tiêu chuẩn, đo
lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa; hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ Công thương trả lời:
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ
trì xây dựng Thông tư hướng dẫn cụ thể cách tính số
tiền thu lợi bất hợp pháp quy định tại một số nghị định xử phạt vi phạm hành
chính. Hiện nay, dự thảo Thông tư đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và các cơ quan
liên quan để hoàn thiện và ban hành.
3. Kiến nghị:
Kiến nghị sớm sửa đổi,
bổ sung về phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm của các cơ quan trong công tác
kiểm tra, xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém
chất lượng lưu thông trên thị trường.
Bộ
Công thương trả lời:
Thời gian qua, Thủ tướng
Chính phủ đã có các Văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm
tra, xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất
lượng lưu thông trên thị trường, cụ thể như: Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày
15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về trách
nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong
công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;
Thông báo số 302/TB-VPCP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về việc
thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo
Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại... Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã
giao trách nhiệm quản lý cho các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác đấu
tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và quy định người đứng đầu
các cấp, các lực lượng chức năng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ
về tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại cùng các hành vi kinh
doanh trái pháp luật khác trên lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý; có
cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ.
4.
Kiến nghị
Đề nghị quy định chật
chẽ việc xả lũ của các công trình thủy điện, phải vận hành theo đúng quy trình,
không làm thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người dân như thời gian vừa
qua; trong trường hợp phát hiện vi phạm, phải
xác định rõ trách nhiệm trong việc quy hoạch thủy điện cũng như công tác quản
lý, vận hành các công trình thủy điện tránh đùn đầy
trách nhiệm khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra; kịp thời khắc
phục hậu quả cho người bị thiệt hại.
Bộ Công Thương trả lời như sau:
Hầu hết các hồ chứa thuỷ
điện đã vận hành hoặc chuẩn bị đưa vào vận hành đều có Quy trinh vận hành hồ chứa
được cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Công Thương hoặc ủy ban nhân dân tỉnh) phê duyệt
Những năm gần đây, công
tác quản lý, vận hành cáe hồ chứa thủy lợi, thủy điện thường xuyên được Chính
phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tại Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10
năm 2010, Thủ tưóng
Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng để ban hành Quy trình vận
hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn đối với 61 hể chứa thủy lợi, thủy điện
quan trọng. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy trình vận hành liên hồ
về mùa lũ trên 5 lưu vực sông thường xuyên xảy ra lũ lụt (gồm 20 hồ chứa đã vận
hành: Lưu vực sông Hồng: Quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình,
Tuyên Quang và Thác Bà; Lưu vực sông Ba: Quy trình vận hành liên hồ chứa Sông
Ba Hạ, Sông Hinh, Krông Hnăng, Ayun Hạ và An Khê - Ka Nắk; Lưu vực sông Vu Gia
- Thu Bồn: Quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2;
Lưu vực sông Srêpốk: Quy trình vận hành liên ho chứa Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp,
Srêpốk 3 và Srêpốk 4; Lưu vực sông Sê San: Quy trình vận hành liên hồ chứa Plei
Krông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A). Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng
đang tập trung xây đựng, bổ sung, sửa đổi để trình Thủ tựớng Chính phủ ban hành
Quy trình vận hành liên hồ chứa cả về mùa lũ và mùa kiệt cho các lưu vực sông lớn,
dự kiến hoàn thành trong năm nay.
Thực hiện Nghị quyết số
62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hộiị, Nghị quyết số
11/NQ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về tăng cưòng công tác quản lý
quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, các Bộ
ngành và địa phương đang triển khai tích cực trên các lĩnh vực rà soát quy hoạch,
vận hành hồ chứa, quản lý an toàn đập, trồng rừng thay thế... Bộ Công Thương đã
tiến hành kiểm tra, rà soát các quy định và việc thực hiện vận hành xả lũ tại
các hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung, Tây nguyên. Qua kiểm tra thực tế, làm
việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, phân tích các số liệu vận hành của các hồ chứa,
trong thời gian qua cho thấy, việc xả lũ, cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt
về mùa khô của các hồ chứa thuỷ điện đã được thực hiện nghiêm túc theo các quy
định trong Quy trình vận hành hồ chứa, về mùa lũ đã có tác dụng giảm đỉnh lũ, về
mùa khô đã có vai trò rất tích cực trong việc chống hạn, đặc biệt là khu vực miền
Trung.
Trong nội dung của Quy
trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã quy định đầy đủ, chặt chẽ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, sự phối hợp của Chủ hồ đập với Ban chỉ huy
phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của địa phương và Trung ương trong việc
an toàn vận hành xả lũ, kế hoạch phối hợp với địa phương trong việc cấp nước.
Ngày 10 tháng 3 năm 2014 Bộ Công thương đã ban hành kế hoạch hành động số
2406/QĐ-BCT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số
11/NQ-CP về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành
khai thác công trình thủy điện. Theo kế hoạch hành động này, Bộ Công Thương triển
khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thực hiện rà soát: Quy
hoạch thuỷ điện; năng lực của các cơ quan tư vấn lập quy hoạch và thiết kế công
trình thuỷ điện; đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, tuân thủ các yêu cầu về
môi trường; tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư đối với các công
trình thuỷ điện đang triển khai xây dựng; thực hiện quy trình vận hành hồ chứa;
cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực thuỷ điện;
Chủ trì thẩm tra, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư, khởi công các Dự án thuỷ điện; thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc kiểm định, xử lý vi phạm về phòng chống lụt bão,
an toàn đập, hồ chứa thuỷ điện; chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống lũ, lụt
cho vùng hạ du các hồ chứa thuỷ điện trên các lưu vực sông lớn trong trường hợp
xả lũ khẩn cấp hoặc vỡ đập (trước mắt là khu vực miền Trung, Tây Nguyên);
Tổ chức các Đoàn kiểm tra tình hình
triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ tại các địa phương;
Ban hành các Chỉ thị,
văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương và các đơn
vị quản lý các nhà máy thủy điện tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy
điện trong mùa lũ; công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn;
công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an
toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện; công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy
điện;
Rà soát hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các công trình thủy điện, đề xuất việc xây dựng
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thủy điện;
Xây dựng cơ chế tài chính đối với các nhà máy thủy điện vận hành cấp nước
cho hạ du vào mùa khô theo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt;
Xây dựng tài liệu, tăng
cưòng công tác thông tin tuyền truyền về vai trò của các công trình thủy điện,
phổ biến quy hoạch thủy điện và công tác phòng chống bão lụt;
Hàng năm tổng hợp báo
cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và chuẩn bị báo cáo Quốc
hội kết quả thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội.
Bộ Công Thương cũng đã
ban hành 4 Chỉ thị liên quan thủy điện: Chỉ thị số 07/CT-BCTngày 28 tháng 3 năm
2014 về tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ 2014; Chỉ
thị số 13/CT-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt,
bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014; Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2014
về việc thực hiện công tảc cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thụỵ điện
để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện, Chỉ thị số 23/CT-BCT
ngày 11 tháng 7 năm 2014 vê tăng cường công tác quản lý vận hành hô chứa thủy
điện Ngoài việc ban hành Kế hoạch
hành động và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc nêu trên, Bộ Công Thương cũng đã chủ
trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện các nội dung
theo yêu cầu của Nghị quyết số 11/NQ-CP, cụ thể như sau:
Chủ trì (phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tập
đoàn Điện lực Việt Nam) tổ chức Lễ phát động trồng rừng tại Nhà máy thuỷ điện
Sơn La ngày 22 tháng 3 năm 2014;
Thực hiện thẳm định,
phê duyệt phương án Phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập năm 2014 đối với
các dự án thủy điện trên địa bàn cả nước;
Tổ chức 4 Đoàn công tác đi làm việc và thẩm tra về quy hoạch, chất lượng
xây dựng công trình, quy trình vận hành hồ chứa và các vấn đề liên quan đến lưu
vực thuỷ điện trên địa bàn các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Nam, Phú
Yên. Đoàn công tác đã đi kiểm tra tại hiện trường một số Dự án thuỷ điện, khu
tái định cư của các Dự án thủy điện và đã tổ chức các cuộc họp với ủy ban nhân
dân các tỉnh và các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Chủ đập thủy điện
trên địa bàn tỉnh;
Đã phối hợp với sự chủ
trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy
lợi, thủy điện và Quy định về ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau
tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện;
Phối hợp với sự chủ trì
của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, góp ý Quy trình vận hành liên hồ chứa
mùa lũ các lưu vực Sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Hương, sông Kôn - Hà
Thanh, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Trà Khúc và sông Đồng Nai, trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
Chỉ đạo, triển khai thực hiện các Quyết định mới ban hành của Thủ tướng
Chính phủ về Quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
và Sông Ba.
Ngày 06 tháng 8 năm
2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chủ trì cuộc họp với sự tham dự
của đại diện các Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên
và Môi trường, cùng lãnh đạo 38 tỉnh, thành phố có hồ đập thủy điện trong cả nước
để đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ,
Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội. Tại cuộc họp, Bộ Công Thương và các Bộ,
ngành và địa phương đẫ đánh giá hiệu quả và những tồn tại trong quá trình thực
hiện, đưa ra các phương hướng để triển khai mạnh mẽ hơn nữa Nghị quyết số
11/NQ-CP trong thòi gian tới và có Báo cáo tổng thể báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp
thứ 8, Quốc hội Khóa XIII.
II.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.
Kiến nghị
Đề nghị xem xét, sớm có
giải pháp triển khai xây dựng các cầu vượt trên tuyến Quốc lộ 1 ở các đoạn ngã
tư Amata, vòng xoay Tam Hiệp (thành phố Biên Hòa), nhằm
giảm ùn tắc giao thông ở khu vực này.
Bộ Giao thông vận tải trả lời:
Để khắc phục tình trạng
ùn tắc giao thông tại nút giao Amata và nút giao Tam Hiệp trên QL1 đoạn qua
thành phố Biên Hòa, giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao hiệu quả đầu tư dự
án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai theo hình thức BOT, Bộ GTVT đã đồng ý bổ sung hạng
mục xây dựng nút giao vòng xoay Tam Hiệp và ngã tư Amata trên QL1 vào dự án đầu
tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu để đầu tư theo hình thức hợp
đồng BOT.
Các hạng mục cầu vượt tại
nút giao Amata và hầm chui tại nút giao thông Tam Hiệp đã được khởi công vào
ngày 04/7/2014. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Nhà đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn
trương triển khai, đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án.
2.
Kiến nghị:
Đề nghị quan tâm, sớm
có biện pháp giải quyết và thông báo lộ trình cụ thể cho cử tri biết việc đầu
tư xây dựng tuyến đường giao thông song hành với đường sắt (đường gom) trên địa
bàn xã Thọ Xuân, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Bộ Giao thông vận tải trả lời:
Triển khai thực hiện
Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt (nay là
Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đường sắt giai đoạn 2014 -
2020); căn cứ Văn bản số 968/TTg-KTN ngày 16/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng
công ty Đường sắt Việt Nam đã thi công và hoàn thành việc xây dựng các đoạn đường
gom từ Km 1628+480 -Km 1629+500, Kml633+400-Kml634+500,
Kml637+205-Kml639+219 trên địa bàn xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai. Đối với đoạn đường gom từ Kml634+900- Kml636+700 hiện đang thi công dở
dang (còn lại khoảng 150m) do công tác GPMB chưa được triển khai nên đang tạm dừng
thi công.
Để tiếp tục triển khai
việc đầu tư xây dựng hệ thống đường gom nêu trên, Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ- TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng
Chính phủ, theo đó đoạn đường gom trên địa bàn xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai dự kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2016.
Bộ GTVT đề nghị Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh. Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, chức năng
của tỉnh phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số
994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ góp phần đảm bảo an toàn giao
thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh.
3. Cử tri huyện Xuân Lộc kiến nghị
3.1.
Tuyến QL 1A qua địa bàn huyện có chiều dài 44,22 km. Trong đó, đoạn từ xã Xuân
Hòa đến xã Xuân Phú gần 35km có mặt
đường rộng 12m; đoạn từ xã Xuân Phú đến xã Xuân Định có mặt đường rộng 14m. Do
mặt đường hẹp, bề rộng
mặt đường không đồng bộ, có nút thắt cổ chai nên
lưu lượng thông qua mặt cắt ngang thấp, dễ tạo ra tình trạng kẹt xe và mất an
toàn giao thông, nhất là vào giờ cao điểm tan trường, tan ca của công nhân, người
lao động thuộc Khu công nghiệp Xuân Lộc trên địa bàn huyện.
Từ
thực tế nêu trên, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quan tâm xem xét có giải
pháp mở rộng mặt đường QL 1A qua địa bàn huyện, song song vói việc nâng cấp cải
tạo hiện nay để tránh tìnlị trạng mất an toàn giao, thông ảnh hưởng tính mạng
người dân.
3.2.
Hiện nay quá trình đầu tư xây dựng cải tạo nền, mặt đường QL 1A đang triển khai
trên địa bàn huyện có nhịều đoạn mặt đường được nâng cao hơn so với hiện trạng
đã gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của các hộ dân sinh sống dọc hai bên QL
1A (đi lại khó khăn, trời mưa nước dân ngập vào nhà gây hư hại tài sản, ô nhiễm
môi trường...). Qua đó, kiến nghị Bộ GTVT xem xét có giải pháp xử lý kịp thời để
không làm ảnh hưởng đến đời sống, tài sản của người dân, đảm bảo an toàn giao
thông và vệ sinh môi trường dọc tuyến quốc lộ.
3.3.
Dự án đầu tư cải tạo nền mặt đường QL 1A khởi công từ ngày 18/4/2013 tại xã
Xuân Phú, huyện Xuân Lộc đến nay thời gian thi công đã hơn 13 tháng, nhưng kết
quả rất hạn chế do tiến độ thi công chậm, đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình
lưu thông đi lại của người dân đi qua QL 1A, gây ra những hệ lụy về mất an toàn
giao thông, ảnh hưởng đời sống nhân dân trong huyện nhất là đời sống người dân
các xã có dự án đi qua. Kiến nghị Bộ GTVT xem xét chỉ đạo đơn vị thi công và các đơn vị liên
quan nhanh chống thực hiện tốt các biện pháp thi công phù hợp; tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường;
đẩy nhanh tiến độ thi công công trinh để sớm hoàn thành dự án đưa vào sử dụng;
tạo thuận lợi cho cuộc sống nhân dân trong huyện.
Bộ Giao thông Vận tải trả lời:
1. Về quy
mô nền, mặt đường QL1 đoạn qua các xã Xuân Hòa, Xuân Phú, XuânĐịnh thuộc tỉnh Đồng
Nai:
Tuyến
QL 1 đoạn qua các xã Xuân Hòa, Xuân Phú, Xuân Định thuộc dự án đầu tư cải tạo nền
mặt đường đoạn Phan Thiết - Đồng Nai đã được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết
định số 208/QĐ-BGTVT ngày 23/01/2013. Theo quyết định đầu tư, dự án chỉ cải tạo
nền, mặt đường đảm bảo Eyc>160Mpa (mặt đường cấp cao Á) trên cơ sở giữ
nguyên bề rộng nền đường hiện tại.
Đồng thời,Bộ GTVT đang đôn đốc các đơn vị liên
quan khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc
song hành đoạn Dầu Giây - Phan Thiết. Sau khi dự án đường cao tốc hoàn thành,
lưu lượng giao thông trên tuyến QL1 đoạn qua các xã Xuân Hòa, Xuân Phú, Xuân Định
sẽ được phân bổ cho đường cao tốc và giảm tải cho QL1 hiện hữu.
Do
điều hiện hiện nay rất khó khăn về nguồn vốn đầu tư, Bộ GTVT ghi nhận ý kiến từ
cử tri về đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ GTVT xem xét bố trí vốn
khi có điều kiện để mở rộng các đoạn tuyến như ý kiến cử tri đã nêu, phù hợp với
quy hoạch của địa phương đã được duyệt.
2. Về cao độ thiết kế tăng cường nền,
mặt đường:
Về
nguyên tắc, cao độ thiết kế tăng cường nền, mặt đường đựợc lựa chọn trên cơ sở đảm
bảo cường độ mặt đường yêu cầu của dự án và yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật. Tuy
nhiên để hạn chế các ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con nhân dân sinh sống dọc
hai bên tuyến QL1A, Bộ GTVT đã có Văn bản số 6112/BGTVT-CQLXĐ ngày 27/5/2014 chỉ
đạo các Ban QLDA, Nhà đầu tư, Tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan khẩn
trương rà soát, kiểm tra thực tế tại hiện trường để điều chỉnh cao độ thiết kế
đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
3.Về an toàn giao thông và vệ sinh
môi trường:
Bộ
GTVT đã thường xuyên chỉ đạo và đôn đốc các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án. Tư vấn
giám sát, đơn vị thi công phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung Thông
tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây đựng và Thông tư số
39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ GTVT qui định về đảm bảo an toàn giao
thông (ATGT),
an toàn lao động, vệ sinh môi trường (VSMT)
trong thi công xây dựng công trình tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
xung quanh. Đồng thời, Bộ GTVT đã giao Tổng
cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ IV phối hợp, thường xuyên kiểm
tra đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác duy tu, sửa chữa thường
xuyên đảm bảo lưu thông êm thuận, ATGT và VSMT trong toàn bộ quá trình thực hiện
dự án và báo cáo Bộ xử lý các trường hợp vi phạm.
4. Về tiến độ triển khai dự án:
Theo
Hợp đồng BOT đã ký với
Nhà đầu tư, dự án sẽ hòàn thành vào ngày 31/12/2014. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ
đạo Nhà đầu tư và các đơn vị thi công tập trung thi công đảm bảo hoàn thành dự
án đúng tiến độ nêu trên.
III.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Kiến
nghị
Cử tri kiến nghị Chính
phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực
hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về nguồn
" kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ" để xây đựng cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn đối với các xã nghèo, khó khăn trong thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trả lời:
Ngày 08 tháng 06 năm
2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 695/QĐ-TTg về sửa đổi nguyên tắc cơ
chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020 quy định tại Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ, trong đó quy định ưu tiên hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà
nước cho các xã nghèo thuộc Chương trình 30a (các xã khác chỉ hỗ trợ một phần) để xây dựng
đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng
và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã;
xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng
công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất
và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ban
hành Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 hưáng
dẫn thực hiện quyết định này.
Ngày 21 tháng 3 năm
2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 498/QĐ-TTg về bổ sung cơ chế đầu tư
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Theo đó, đối với các công trình quy
mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, các địa phương được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù
theo hướng không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Trên cơ sở thiết kế mẫu,
thiết kế điển hình chỉ cần lập dự toán đơn giản và chỉ định cho người dân và cộng
đồng trong xã tự làm. Ngày 07/8/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Thông tư số
03/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Trong thời gian qua,
nhiều địa phương đã chủ động ban hành cơ chế hỗ trợ vật tư chủ yếu (xi măng, ống
cống...) để cộng đồng và người dân huy động ngày công, hiến đất, khai thác vật
tư tại chỗ để làm đường giao thông nông thôn. Cách làm này đã phát huy vai trò
của người dân, giảm giá thành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, làm thay đổi bộ mặt
nông thôn, nhất là các vùng nghèo.
IV. BỘ QUỐC PHÒNG
Kiến
nghị:
Cử tri kiến nghị quan
tâm nghiên cứu, xem xét nâng chế độ bồi dưỡng cho thời gian làm việc tăng thêm
đối với lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới trên biển, hải đảo và vùng trời của Tổ quốc, nhất là đối
với Quân chủng Phòng không - Không quân và Quân chủng Hải quân; nhằm động viên
tinh thần chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ toàn vẹn quốc gia"
Bộ Quốc phòng trả lời:
Để phù hợp với tình
hình thực tiễn, ngày 04 tháng 6 năm 2014, Bộ Quốc phòng đã có văn bản hướng dẫn
thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của Việt Nam. Theo đó, lực lượng
làm nhiệm vụ nêu trên được hưởng phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu
vực và được bảo đảm tiền ăn, nhu yếu phẩm. Hiện nay, các đơn vị trong Quân đội
đang triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo quy định nêu trên.
V.NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
Kiến
nghị:
Đề nghị Ngần hàng Nhà
nước rà soát, cải cách hành chỉnh trong thủ tục cho vay, nhằm tạo cơ chế thông
thoáng cho người dân và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhò
được vay vốn đế phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trả lời
Thực hiện chỉ đạo của
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời để tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút
khách hàng, thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã có nhiều đổi mới trong việc
xây dựng quy,trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, thông
thoáng hơn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn
vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời nâng cao khả năng thẩm
định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để tạo điều kiện thuận
lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012, Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 17/9/2013 và
văn bản số 7558/NHNN-TD ngày 14/10/2013 chỉ đạo các tổ chức tín đụng xem xét thực
hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến điều kiện và thủ tục tín dụng
như: (i) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét cơ cấu lại
các khoản vay trên cơ sở đánh giá các biện pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động
sản xuất-kinh doanh nhằm đảm bảo thời hạn cho vay phù hợp vói chu kỳ sản xuất-kinh
doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay, nhưng không nhằm mục đích che giấu
nợ xấu của tổ chức tín dụng, che giấu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
và tình hình tài chính không lành mạnh của khách hàng vay; (ii) Các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định xử
lý đối với các khoản nợ đến hạn mà khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ
như miễn, giảm lãi vay, không thu lãi quá hạn, ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ
lãi sau...; (iii) Cho phép các tổ chức tín dụng không xem xét
các điều kiện về các khoản nợ cũ khi khách hàng vay vốn mới có dự án, phương án
kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi được nợ; (iv) Yêu cầu các tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ
với nhau và làm việc với khách hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong
trường hợp nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với 1 khách hàng;
Bên cạnh đó, Ngân hàng
Nhà nước đã chỉ đạo: (ỉ) Triển
khai chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành
phố nhằm kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý để duy trì, phục
hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt những khó khăn về vốn
và chi phí lãi vay cho doanh nghiệp, từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng
lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; (ii) Kịp thời ban hành các quy định tín dụng đối với
một số đối tượng đặc thù với thủ tục cho vay đơn giản hơn nhằm nâng cao hiệu quả
và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất -
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm (mô hình cho vay liên kết ứng dụng công nghệ
cao; chính sách cho vay đối với chăn nuôi, thủy sản, cà phê; chính sách cho vay
nhà ở đối với người có thu nhập thấp; cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa...).
Việc triển khai đồng bộ
các giải pháp nêu trên đã góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ tích cực
cho các doanh nghiệp, người dân trong việc tiếp cận vốn. Trên thực tế, các
doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và có
năng lực tài chính tốt, dự án, phương án sản xuất kình doanh hiệu quả, khả thi
đã tiếp cận vốn dễ dàng hơn vói lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp,
trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ gập khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân
hàng, chủ yếu là do năng lực tài chính yếu kém, không chứng minh được tính khả
thi và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh đề nghị vay vốn; nợ phải
trả tồn đọng lớn chưa có biện pháp xử lý... Bên cạnh đó, do hàng tồn kho chậm
tiêu thụ, khó khăn về thị trường đầu ra khi sức cầu trong và ngoài nước còn thấp
nên vẫn có những doanh nghiệp vừa và nhỏ dù đáp ứng đủ điều kiện vay vốn nhưng
chưa có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, để tăng khả
năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, ngoài những giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước
và các tổ chức tín dụng, bản thân doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động của
mình, nâng cao khả năng tài chính, tạo niềm tin để các tổ chức tín dụng yên tâm
cấp tín dụng. Đồng thời, cần có sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa
phương trong việc thực hiện các giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản
xuất - kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, như: Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường năng lực cho các đơn vị thực hiện
trợ giúp phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát, tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, đất
đai, đầu tư xây dựng...; thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với
doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh...
Trong thời gian tới,
Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục rà soát cơ chế,
thủ tục cho vay để xem xét chỉnh sửa hoặc bổ sung chính sách tín dụng đối với
các lĩnh vực đặc thù cho phù hợp hơn với tình hình mới; đồng thời tiếp tục triển
khai nhiệm vụ và giải pháp về hoạt động ngân hàng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa
và nhỏ được vay vốn ngân hàng thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
VI.
BỘ TÀI CHÍNH
1. Kiến nghị
Cử tri kiến nghị có giải
pháp cụ thể để triển khai việc cổ phần hóa và thoải vốn đầu tư kinh doanh ngoài
ngành của các doanh nghiệp nhà nước (theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày
17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án" Tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
giai đoạn 2011-2015"), đảm bảo hoàn thành việc tái cấu trúc các doanh nghiệp
nhà nước theo lộ trĩnh đã xác định, đồng thời thông báo cho cử tri biết tiến độ
thực hiện chủ trương này
Bộ Tài chính trả lời:
Thực hiện chủ trương của
Đảng về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn
2011-2015”. Trong đó, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và thoái vốn nhà
nước đối với các khoản vốn đã đầu tư vào ngành, lĩnh vực không thuộc ngành kinh
doanh chính của doanh nghiệp, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước
không cần duy trì tỷ lệ nắm giữ được xác định, là những giải pháp trọng tâm để
thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp và cần được hoàn thành trước 31/12/2015.
Để đẩy nhanh tiến độ cổ
phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 15/NQ- CP ngày 06/3/2014 về một số giải pháp đẩy
mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ
thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, trong đó chỉ
thị các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập
trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu như: hoàn thiện cơ chế chính
sách, tổ chức quán triệt và tích cực thực hiện các nội dung tái cơ cấu doanh
nghiệp...
Thực hiện nhiệm vụ được
giao tại Quyết định số 929/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/201của Chính phủ
về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó khắcphục
những vướng mắc phát sinh khi thực hiện Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thời gian
qua.
Đối với hoạt động thoái
vốn nhà nước, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Thủ tướng Chinh phủ số 79/TTr-BTC
ngày 16/6/2014 về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn Nghị quyết
số 15/NQ-CP, trong đó tháo gỡ một số vướng mắc làm chậm quá trình thoái vốn của
các doanh nghiệp thời gian qua, bên cạnh đọ, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính
phủ ban hành các cơ chế, chính sách quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp như:
quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ, 100% vốn điều lệ (Nghị định số 71/2013/NĐ-CP
ngày 11/7/2013); quy định giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và
công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu
và doanh nghiệp có vốn nhà nước (Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013);
quy định về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vôn điều lệ
(Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013)....và các Thông tư hướng dẫn của
Bộ Tài chính. Ngoài ra, các Bộ, ngành có liên quan cũng đã tham mưu, trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản như: Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày
13/11/2013 về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty TNHH một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu; Quyểt định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày
17/5/2013, Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013 của Chính phủ quy định về
quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong công ty TNHH MTV do Nhà nước
làm chủ sở hữu... Như vậy, về cơ bản các cơ chế chính sách về cổ phần hóa,
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được hoàn thiện theo hướng phù hợp với
tình hình thực tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện.
Về tổ chức triển khai,
sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 15/NQ- CP ngày 06/3/2014 vê một số giải
pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã
có văn bản hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, các TĐKT, TCT nhà nước
thực hiện. Qua theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai Đề án tái cơ cấu DNNN, Bộ
Tài chính thấy rằng tiến độ cổ phân hóa DNNN và thoái vốn nhà nước theo phương
án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt còn chậm, có cả nguyên nhân khách quan
do yếu tố thị trường và nguyên nhân chủ quan. Một số Bộ, ngành, địa phương, tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực triển
khai. Bộ Tài chính thấy rằng, trong giai đoạn tới, các Bộ, ngành, địa phương,
các TĐKT, TCT nhà nước cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục chỉ đạo, tổ
chức quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Kết luận của Đảng và các cơ chế, chính
sách pháp luật có liên quan của Nhà nước về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời tập trung chỉ
đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết số 15/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn Nghị quyết số 15/NQ-CP và văn bản hướng dẫn số
3616/BTC-TCDN ngày 21/3/2014 của Bộ Tài chính.
- Tiếp tục, nghiên cứu
hoàn thiện các cơ chế chính sách để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN theo
phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định sô 929/QĐ-TTg, ví dụ như: sửa
đổi, bổ sung quy định về giao, bán DN; hoàn thiện chính sách đối với người lao
động dôi dư trong DN sắp xép, cổ phần hóa...
- Các Bộ, ngành, địa
phương, các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước
căn cứ phương án sắp xếp, cổ phần hóa, đề án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa và
thoái vốn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện, đảm bảo
hoàn thành đúng tiến độ.
- Thực hiện các giải
pháp tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo tinh thần Quỵết định số
1826/QĐ-TTg ngày 6/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cấu trúc
thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm, qua đó hỗ trợ thu hút và khuyến
khích nhà đầu tư tham gia mua cổ phần của DN.
- Khẩn trương rà soát để
tiến hành chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu vốn tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa đang có vốn nhà nước về Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhả nước (SCIC) theo quy định.
- Thực hiện tốt chế độ
báo cáo về tình hình triển khai cổ phần hóa DNNN; kịp thời báo cáo cấp có thẩm
quyền xử lý những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo
thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Thực hiện đồng bộ các
giải pháp trên cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các TĐKT, TCT nhà
nước, việc triển khai thành công kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn của DNNN sẽ
góp phần quan trọng vào quá trình tái cơ cấu DNNN theo tinh thần Quyết định số
929/QĐ-TTg.
VII. VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
1. Kiến nghị:
Đề nghị Quốc hội xem
xét dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các
kỳ họp và có chương trình giám sát định kỳ việc thực hiện lời hứa của các thành
viên Chính phủ sau các phiên chất vấn của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội;
qua đó làm rõ trách nhiệm của các Bộ trưởng, Trưởng ngành trong việc thực hiện
lời hứa để thông báo cử trì biết trước khỉ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hàng
năm.
Văn
phòng Quốc trả lời
Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội
khóa XIII đến nay, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới quan trọng để tiếp tục
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội, trong đó có hoạt động chất vấn. Việc dành thời gian cho hoạt động chất
vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, phiên họp luôn được Ủy ban thường vụ Quốc
hội xem xét, cân nhắc cho phù hợp khi chuẩn bị về nội dung, chương trình kỳ họp,
phiên họp. Tại các kỳ họp, thời gian dành cho hoạt động chất vấn là 2,5 ngày; kỳ
họp thứ 6, Quốc hội đã tăng từ 2,5 ngày lên 03 ngày dành cho hoạt động chất vấn
và tiến hành xem xét Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất
vấn và trả lời chất vấn. Sau phiên họp chất vấn, Quốc hội ban hành Nghị quyết về
việc chất vấn và trả lời chất vấn. Nghị quyết này là cơ sở cho việc giám sát thực
hiện những lời hứa, nội dung trả lời của Bộ trưởng, Trưởng ngành tại phiên họp
chất vấn. Trong đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các thành viên Chính phủ tiếp tục
có kế hoạch thực hiện các nội dung đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại
các kỳ họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tiếp theo.
Trên cở sở cân đối với
các nội dung khác trong chương trình kỳ họp và kinh nghiệm thực tế tổ chức hoạt
động chất vấn tại các kỳ họp, Văn phòng Quốc hội cho rằng, giai đoạn hiện nay,
tại mỗi kỳ họp, Quốc hội tiến hành chất vấn 05 thành viên Chính phủ với thời
gian 0,5 ngày dành cho mỗi người là phù hợp. Bên canh đó, việc Quốc hội định kỳ
đưa nội dung xem xét Báo cáo việc thực hiện các nghi quyết của Quốc hội về chất
vấn và trả lời chất vấn vào chương trình kỳ họp là nội dung rất quan trọng
trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Đây là bước đổi mới cần thiết trong hoạt
động giám sát tối cao của Quốc hội, với mục đích để các nghị quyết của Quốc hội
được triển khai đồng bộ, toàn diện và có kết quả trong cuộc sống. Do đó, Văn
phòng Quốc hội đã tham mưu để Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội đưa vào
chương trình giám sát năm 2015 nội dung “Xem xét việc thực hiện
các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quổc hội về hoạt động giám sát
chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015” đồng thời,
sẽ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét việc tăng thêm thời gian để tiến
hành hoạt động chất vấn với Thủ tướng Chính phủ và nhiều thành viên Chính phủ
hơn các kỳ họp trước đây.
Trên tinh thần tiếp tục
cải tiến, đổi mới, Văn phòng Quốc hội sẽ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất những giải
pháp, biện pháp eụ thể để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất
vấn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
2. Kiến nghị:
Đề nghị tăng cường giám
sát việc thực hiện pháp luật, cải tiến nâng cao chất lượng công tác xây dựng
pháp luật, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế cuộc sống của người dân, với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tể. Đề nghị Quốc hội
tăng cường giám sát tối cao các vấn đề bức xúc nỗi lên trong cuộc sống, nhất là
các lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm như: quản lý đất đai; tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây
dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước; quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước; quản lỷ thuế, tín dụng, ngân hàng, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán
bộ, công chức, viên chức; hoạt động tư pháp; chất lượng khám
chữa bệnh và y đức của đội ngũ y, bác sĩ ngành y tế, hoạt động cấp phép và quản
lý các cơ sở kinh doanh thuốc; giám sát công tác bảo vệ môi trường và thực hiện
pháp luật về môi trường; về giao thông vận tải; về giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân, về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, công tác quản lý nợ công,
xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng; về oan sai trong công tác xét xử; trong
đó làm rõ trách nhiệm tập thể cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức khỉ để xảy ra lãng phí,
sai phạm... Đề nghị Quốc hội, đại biểu
Quốc hội tích cực tham gia phòng chổng, đẩy lùi tham những, lãng phí; thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết sau giám sát của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội, lời
hứa của người bị chất vấn để đảm bảo hiệu quả, ý nghĩa của việc giám sát
Trả lời
Văn phòng Quốc hội nhận
thấy, ý kiến kiến nghị của cử tri nổi lên 3 nhóm vấn đề chính; xin được báo cáo
cụ thể như sau:
Thứ nhất, đổi với yêu cầu giám sát việc thực thi pháp luật, việc
ban hành vãn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
Trong những năm vừa
qua, công tác giám sát, khảo sát tình hình triển khai thi hành luật, nghị quyết
của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, giám sát việc
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước khác là hoạt động thường
xuyên, liên tục của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Thông qua hoạt động
này, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã phát hiện những quy định còn chưa
phù họp, những nội dung trái với văn bản gốc, hoặc chưa rõ ràng, chưa thống nhất
để kịp thời điều chỉnh, đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hoặc bãi bỏ văn bản nhằm
bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, trong việc
triển khai, thi hành luật, nghị quyết, pháp lệnh, vẫn tồn tại nhiều bất cập như
ý kiến, kiến nghị của cử tri đã nêu: Một số dự án luật chưa thật sự bám sát, phản
ánh đúng nhu cầu của cuộc sống, tính dự báo không cao, tính khả thi, phù hợp với
thực tế còn hạn chế, dẫn đến một số quy định của luật, pháp lệnh chưa đi vào cuộc
sống, phải sửa đổi, bổ sung; có những quy định phải sửa đổi, bổ sung ngay sau một
thời gian ngắn ban hành. Việc triển khai thực hiện, ban hành các văn bản quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh còn chậm, chưa đồng bộ, chồng
chéo; một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không phù hợp với
nội dung văn bản gốc; ban hành không đúng
thẩm quyền, có những quy định vi phạm quyền công dân... nhưng chưa được các cơ
quan của Quốc hội kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý.
Nguyên nhân chủ yếu của
những hạn chế, bất cập nêu trên là do nguồn lực của Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội có hạn, trong khi yêu cầu thực tế cuộc sống rất cao nên hoạt động giám
sát còn chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Việc giám sát văn bản hiện nay chủ yếu được
tiến hành kết hợp trong quá trình giám sát các chuyên đề và mới tập trung vào
tiến độ, số lượng văn bản ban hành mà chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của từng
văn bản. Điều kiện về tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ (về nghiệp vụ kiểm tra,
giám sát văn bản), cơ chế phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan trong bộ
máy nhà nước chưa cho phép Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội có thể giám sát
việc ban hành toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đo các cơ quan
nhà nước ban hành hàng năm với số lượng quá lớn. Hơn nữa, chưa có “chế tài’ cụ
thể để xử lý đối với các trường hợp không tuân thủ theo đúng quy trình xây dựng,
ban hành luật, pháp lệnh và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn
thì hành có những sai phạm.
Để khắc phục tình trạng
trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã luôn quan tâm trong công tác chỉ đạo, yêu cầu
các cơ quan trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo phải nghiêm
túc thực hiện quy định của pháp luật, không đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội,
phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội các
dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo không thực hiện đúng quy định; đồng
thời, yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xẹt
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trình dự án luật, dự
thảo nghị quyết, đề án, báo cáo đó; giao các cơ quan của Quốc hội tiến hành
giám sát thường xuyên việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực
phụ trách. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về tình hình, kết quả triển khai
thi hành (trong đó có việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành) các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội khóa XIII thông qua và ban hành Nghị quyết 67/2013/QH13 về việc tăng cường
công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để
các cơ quan triển khai thực hiện. Tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư
pháp tại Phiên họp thứ 20, tháng 8/2013 và gần đây là tại kỳ họp thứ 7 về vai
trò, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định, kiểm tra quá trình xây dựng,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất,
đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật và ban hành Nghị quyết số
75/2014/QH13 để Chính phủ, Bộ Tư pháp thực hiện. Trên cơ sở Nghị quyết này, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 để giao
nhiệm vụ cho Bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Ngoài ra, Ủy ban thường
vụ Quốc hội cũng đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các
Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan
nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động
giám sát của Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có
các quy định liên quan đến hoạt động giám sát theo hướng xác định cụ thể nội
dung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình giám sát
hàng năm của Quốc hội; quy định về trình tự, thủ tục, hình thức giám sát văn bản
tại kỳ họp Quốc hội để Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường
giám sát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực phụ trách; quy định
rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, chế tài xử lý đối với các cơ quan khi triển
khai thi hành pháp luật không nghiêm. Xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hàng năm bắt buộc phải
có chương trình giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi
tiết và hương dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm khắc phục tình trạng
luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống do phải
chờ các văn bản hướng dẫn...
Văn phòng Quốc hội cũng
sẽ tham mưu tiếp tục đẩy mạnh việc giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật trong thời gian tới.
Thứ hai, đẩy mạnh giám sát những vấn đề bức xúc nối lên trong đời sống
kinh tế-xã hội
Trong quá trình đất nước
chuyển đổi mạnh mẽ sang vận hành theo cơ chế thị trường định hương xã hội chủ
nghĩa vói một hệ thống pháp luật chưa thật hoàn chỉnh thì những khiếm khuyết
trong quản lý điều hành là không thể tránh khỏi; theo đó, giám sát những vẫn đề
bức xúc nổi lên sẽ là nhu cầu tất yếu. Những năm vừa qua, Quốc hội luôn quan
tâm giám sát những vấn đề mà cử tri quan tâm kiến nghị nêu trên. Tại các kỳ họp,
nhất là kỳ họp cuối năm, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến các báo cáo về: công
tác phòng, chống tham nhũng, việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (bao gồm cả kết quả
thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); công tác dân nguyện, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của
cử tri.... Đặc biệt, Quốc hội đã rất quan tâm giám sát theo chuyên đề, thực chất
là các vấn đề bức xúc nổi lên trong đòi sống. Trong nhiệm kỳ, riêng Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát 16 chuyên đề lớn, sau giám sát đều
có Nghị quyết để đảm bảo thực hiện các kiến nghị sau giám sát Cụ thể như trong
năm 2014, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát “ Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh
tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo
Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát trìển kinh tế - xã hội
5 năm 2011-2015” và “Việc giải quyết kiến nghị của cử trì gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII; giám sát việc
giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hộ; Ủy ban
tài chính, ngân sách khảo sát chuyên đề “tình hình nợ công và quản lýnợ công, nợ doanh nghiệp nhà nước; về tình
hình sản xuất kinh doanh, thu nộp ngân sách nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
luật thuế tiêu thụ đặc biệt và khảo sát một số công trình, dự án sử dụng vốn
trái phiếu Chính phủ”; Ủy ban Tư pháp tiến hành khảo sát chuyên đề “Tình hình phòng, chống vi phạm
pháp luật và tội phạm; công tác phòng, chống tham những; công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Chương
trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ
họp thứ 7, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Tình hình oan, sai trong
việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại
cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật
và
“Việc
thực hiện chính sách, pháp luật về quản lỷ, sử dụng
đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn
2004-2014"... Điều đó nói lên sự nỗ lực cao của Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội trong loại hình giám sát này.
Thông qua hoạt động
giám sát, Quốc hội đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những hạn chế, yếu kém; từ
đó, kiến nghị các giải pháp khắc phục, những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan. Sau hoạt động giám sát, Quốc hội đã
ban hành các nghị quyết về kết quả giám sát, làm cơ sở để các cơ quan chịu sự
giám sát thực hiện, các cơ quan của Quốc hội giám sát việc thực hiện.
Tuy nhiên, với nguồn lực
hiện có, việc cân đối giữa khả năng thực hiện và việc đảm bảo chất lượng sẽ
không cho phép triển khai một cách tràn lan các vấn đề cần giám sát. Văn phòng
Quốc hội sẽ cố gắng tham mưu để tiến hành một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba, về giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát (công
tác “hậu giảm sát”); đây là vấn
đề hiện còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là do yêu cầu nhiệm vụ
về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng là rất nặng nề, khối
lượng công việc rất lớn; các điều kiện bảo đảm về nhân lực, thời gian, vật chất,
kỹ thuật... còn chưa đáp ứng được nhu cầu; việc theo dõi, tổng hợp về việc thực
hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát còn chưa được quan tâm đúng mức;
trách nhiệm của nhiều cơ quan chịu sự giám sát thực hiện chưa cao... Ý kiến của
cử tri nêu trên đã phản ánh đúng tình hình thực tế; đây là hạn chế lớn về hoạt
động giám sát, đã được nhiều cơ quan chỉ ra khi tổng kết hoạt động giám sát;
Văn phòng Quốc hội cũng đã nhận thức đầy đủ về vấn đề này và đề xuất, kiến nghị
nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục, như:
“ Ủy ban thường vụ Quốc
hội đã trình Quốc hội về việc tiến hành sửa đổi
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, các cơ quan có liên quan. Đồng thời, ngày 10/7/2013, Ủy ban
thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 618/2013/UBTVQH13 về điều chỉnh chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội; trong đó,
có việc thành lập Vụ Phục vụ hoạt động giám sát với chức năng tham mưu tổng họp,
giúp Văn phòng Quốc hội phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát của Quốc hội, của Ủy ban
thường vụ Quốc hội; nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát nói
chung, hoạt động “hậu giám sát” nói riêng.
Cùng với đó, tại kỳ họp
thứ 7, Văn phòng Quốc hội đã đề xuất và đã được
Quốc hội chấp thuận, đưa nội dung xem xét Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về
hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII ến
năm 2015 vào chương trình, giám sát của Quốc hội năm 2015.
Đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành hoạt động quan trọng này tại kỳ họp, nhằm
đánh giá toàn bộ việc thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đối với
các nghị quyết có liên quan của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm
2015, nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám
sát, rút ra những bài học kinh nghiệm, tạo tiền đề quan ừọng đưa hoạt động này
trở thành thường xuyên tại mỗi kỳ họp Quốc hội; tiến tới không chỉ tiến hành đối
vói các nghị quyết về giám sát chuyên đề, về hoạt động chất vấn mà còn với tất
cả các nghị quyết do Quốc hội ban hành tại các kỳ họp.
Đồng thời, Văn phòng Quốc
hội sẽ tham mưu việc đẩy mạnh công tác “hậu giám sát” gắn với hoạt động chất vấn
để nâng cao trách nhiệm thực hiện của các cơ quan có liên quan; gắn chất vấn với
giám sát chuyên đề để tạo sự tương hỗ, nâng cao hiệu quả giám sát chung. Văn
phòng Quốc hội cũng đang trình Ủy ban thường vụ Quốc hội việc xây dựng dự thảo Quy chế quy định về công tác phổi hợp, quy trình, thủ tục tiến hành một
số hoạt động giám sát của Quốc hội, Úy ban thường vụ Quốc hội, hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội; trong đó,
có việc quy định về quy trình, thời gian, cách thức tiến hành hoạt động “hậu
giám sát”; trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, của Văn phòng Quốc hội, của
các Bộ, ngành; yêu cầu của báo cáo... nhằm nâng cao hiệu quả việc theo dõi thực
hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát, đưa việc tổ chức các hoạt động
giám sát ngày càng chuyên nghiệp, khoa học hơn.
Đức
Nhuận (Tổng hợp)