Trong
buổi thảo luận, các đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề còn khác nhau
như thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá
nhân nước ngoài tại Việt Nam, về chính sách phát triển nhà ở công vụ, chính
sách nhà ở xã hội và vấn đề quỹ phát triển nhà ở xã hội … nhằm hoàn thiện luật
trước khi trình thông qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
Quan
tâm chính sách nhà ở xã hội
Dự
thảo Luật đã quy định việc phát triển nhà ở xã hội phải có sự tham gia của toàn
xã hội, của cộng đồng, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ
chế, chính sách, điều kiện hỗ trợ. Nhằm thực hiện tốt hơn yêu cầu bảo đảm quyền
có chỗ ở của người dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung các quy định
về cơ chế ưu đãi, khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho
thuê; trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp trong việc
xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động thuê, trách nhiệm của cơ sở giáo dục
trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên thuê …
Có
ý kiến cho rằng, tại các thành phố lớn, đặc biệt thành phố tập
trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp thì nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn. Tuy
nhiên, những năm qua các doanh nghiệp không mặn mà với việc đầu tư phát triển
nhà ở xã hội mà chỉ tập trung vào phát triển nhà ở thương mại. Một trong những
nguyên nhân chính là chưa có chính sách, cơ chế thực sự ưu đãi đối với doanh
nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nơi đầu tư thu hút lợi nhuận thấp, thu
hồi vốn chậm. Đề nghị để huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế
tham gia phát triển nhà ở xã hội, dự thảo luật lần này cần bổ sung những cơ
chế, chính sách ưu đãi cụ thể hơn và đột phá hơn nữa như quy định cơ chế ưu
đãi, khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, chủ thể được
vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế so với xây dựng nhà ở để bán, cho thuê
tạo điều kiện để cung cấp nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn từ các tổ chức tín
dụng, tổ chức tài chính để phát triển nhà ở. Bổ sung các nguồn vốn phục vụ cho
phát triển nhà từ các quỹ của tài chính.
Vấn
đề quỹ phát triển nhà ở xã hội cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Thực tế chủ đầu tư
cần nguồn vốn ưu đãi lâu dài để tham gia phát triển nhà ở xã hội vì hiện nay
công chức, công nhân, người nghèo, các đối tượng chính sách đang có nhu cầu lớn
về tài chính để mua nhà ở, nhất là tại các đô thị tập trung nhiều khu công
nghiệp. Do đó, việc thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội là cần thiết nhằm tạo
điều kiện thuận lợi để các đối tượng như người có công với cách mạng, hộ nghèo,
công nhân, được hưởng chính sách về nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nhiều đại biễu vẫn
còn băn khoăn vấn đề lập quỹ trong việc xác định mục đích hoạt động của quỹ vì
theo quy định của dự thảo luật thì quỹ hoạt động theo nguyên tắc không vì mục đích
lợi nhuận, vậy nếu nguồn vốn của quỹ được hình thành từ việc phát hành trái
phiếu, công trái thì trả lãi trái phiếu, công trái như thế nào? Có ý kiến đại
biểu cho rằng cần xem xét lại việc cho phép quỹ được phát hành công trái vì
công trái quốc gia thường được phát hành nhằm phục vụ các dự án công trình,
chương tình có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Cho phép người nước ngoài mua và sở hữu
nhà ở tại Việt Nam
Dự thảo
luật quy định cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam trên
cơ sở tổng kết, đánh giá việc thi hành Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội
về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Với
quy định điều kiện được mua nhà ở như hạn chế về số lượng căn hộ trong một tòa
nhà chung cư cũng như số lượng nhà ở riêng lẻ trong một khu vực dân cư, không
mua nhà ở những khu vực cần bảo đảm quốc phòng an ninh... Với những quy định
như thế thì sẽ không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước và vấn đề
quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ hơn, Uy
ban thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể về số lượng được
mua bán căn hộ chung cư
trong trường hợp một khu vực dân cư có nhiều tòa nhà chung cư, quy định phương
thức thanh toán để phòng, chống việc đầu cơ, rửa tiền, cụ thể
là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các tổ chức tín
dụng được phép hoạt động tại
Việt Nam.
Đức Nhuận