Kết quả trả lời kiến nghị cử tri Đồng Nai gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 của cơ quan thẩm quyền Trung ương

Đăng ngày: 08/04/2015
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, đã có nhiều kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai được Ban Dân nguyện của Quốc hội ghi nhận, tổng hợp và chuyển đến cơ quan thẩm quyền trung ương là các Bộ, ngành, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ… giải quyết. Đến thời điểm hết quý 1/2015, tình hình kết quả trả lời kiến nghị cử tri Đồng Nai như sau: ​

Kết quả trả lời kiến nghị của Văn phòng Quốc hội
Nội dung cử tri kiến nghị: Hoạt động giám sát có những đổi mới, cải tiến, đạt kết quả thiết thực, bám sát và giải quyết nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc trong thực tiễn mà đại biểu Quốc hội và cử tri đặc biệt quan tâm. Việc chất vấn và trả lời chất vấn các Bộ trưởng trong thời gian qua có chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, các Bộ trưởng hứa nhưng chưa có hành động cụ thể, vẫn còn Bộ trưởng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chung chung chưa đi thẳng vào nội dung chất vấn, cử tri chưa hài lòng. Qua nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội còn nhiều văn bản không đảm bảo các quy định của pháp luật, chậm được khắc phục sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường cần ưu tiên tập trung xử lỷ sớm. Cử tri đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét tăng thêm nội dung giám sát chuyên đề của Quốc hội tại kỳ họp mà cử tri quan tâm, bức xúc. Đề nghị đại biểu Quổc hội, Quốc hội tăng cường công tác giám sát các Bộ, ngành trong việc thực thi pháp luật và thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội. Tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, đánh giá việc thực hiện những kiến nghị sau các cuộc giám sát; có cơ chế giám sát chặt chẽ việc thực hiện lời hứa của các vị Bộ trưởng trên các diễn đàn; có kế hoạch giám sát chặt chẽ hơn các Nghị quyết của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn, kết quả thực hiện sau giám sát tối cao.
Văn phòng Quốc hội trả lời:
Về những nội dung nêu trên, Văn phòng Quốc hội nhận thấy, ý kiến kiến nghị của cử tri nổi lên 3 nhóm vấn đề chính; xin được báo cáo cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng thêm nội dung giám sát chuyên đề của Quốc hội tại kỳ họp mà cử tri quan tâm, bức xúc.
Trong quá trình đất nước chuyển đổi mạnh mẽ sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một hệ thống pháp luật chưa thật hoàn chỉnh thì những khiếm khuyết trong quản lý điều hành là khó tránh khỏi; do vậy, giám sát những vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc vừa là nhu cầu tất yếu, vừa là trách nhiệm của các cơ quan dân cử. Những năm vừa qua, tại các kỳ họp, bên cạnh việc Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các báo cáo báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tham nhũng, việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội,...); giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; chất vấn và trả lời chất vấn; lấy phiếu tín nhiệm; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri... Quốc hội còn rất quan tâm đến hoạt động giám sát chuyên đề, thực chất là các vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Mỗi năm, Quốc hội tiến hành giám sát 02 chuyên đề, Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát 02 chuyên đề, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiến hành giám sát từ 10-15 chuyên đề; như vậy, tổng số các nội dung giám sát chuyên đề của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội hàng năm khá lớn. Với những đối tượng và phạm vi giám sát hẹp, cụ thể, hoạt động giám sát theo chuyên đề có thể giúp cho việc hoạch định những chính sách lớn và quyết định những vấn đề quan trọng trong những lĩnh vực nhất định sát thực hơn với thực tiễn, với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Thông qua hoạt động giám sát chuyên đề có thể kiểm nghiệm, đánh giá, bổ sung cho việc thực hiện chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội trong những lĩnh vực đó, góp phần bảo đảm để Quốc hội thực hiện được đầy đủ, đồng bộ các chức năng của mình với chất lượng cao nhất.
Với những kết quả thiết thực của hoạt động giám sát chuyên đề, việc tăng thêm nội dung này tại kỳ họp là cần thiết. Tuy nhiên, với nguồn lực hiện có, cần phải có sự cân đối giữa các hình thức giám sát của Quốc hội tại kỳ họp, cân đối giữa khả năng thực hiện và việc đảm bảo chất lượng các chuyên đề giám sát, Văn phòng Quốc hội xin tiếp thu kiến nghị của cử tri, sẽ nghiên cứu, tham mưu với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội để tăng thêm nội dung giám sát chuyên đề tại kỳ họp theo lộ trình phù hợp, bảo đảm hiệu quả nhất đối với hoạt động này.
Thứ hai, tăng cường công tác giám sát việc ban hành văn bản pháp luật của các Bộ, ngành
Trong những năm vừa qua, công tác giám sát tình hình triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước khác là hoạt động thường xuyên, liên tục của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Thông qua hoạt động này, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã phát hiện những quy định còn chưa phù hợp, những nội dung trái với văn bản gốc, hoặc chưa rõ ràng, chưa thống nhất để kịp thời điều chỉnh, đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hoặc bãi bỏ văn bản nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, trong việc triển khai, thi hành luật, nghị quyết, pháp lệnh, vẫn tồn tại nhiều bất cập như ý kiến, kiến nghị của cử tri đã nêu: Công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, nhất là tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết dẫn đến một số trường hợp luật, pháp lệnh đã có hiệu lực thi hành, nhưng còn có quy định chưa được áp dụng do phải chờ văn bản quy định chi tiết. Bên cạnh đó, vẫn còn có trường hợp văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh có nội dung chưa phù hợp với pháp luật hiện hành, thiếu tính khả thi, gây phản ứng trong dư luận xã hội. Đây là vấn đề làm giảm hiệu lực, hiệu quả của luật, pháp lệnh, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân... nhưng chưa được các cơ quan của Quốc hội kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý.
Để khắc phục tình trạng trên, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã luôn quan tâm trong công tác chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo phải nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật, không đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội các dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo không thực hiện đúng quy định; đồng thời, yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo đó; giao các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát thường xuyên việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về tình hình, kết quả triển khai thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua và ban hành Nghị quyết 67/2013/QH13 về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để các cơ quan triển khai thực hiện. Tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Phiên họp thứ 20, tháng 8/2013 và gần đây là tại kỳ họp thứ 7, tháng 6/2014 về vai trò, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định, kiểm tra quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật và ban hành Nghị quyết số 75/2014/QH13 để Chính phủ, Bộ Tư pháp thực hiện.
Ngoài ra, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứa, tham mưu, kiến nghị sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật ban hành văn bản pháp luật, trong đó có các quy định liên quan đến hoạt động giám sát theo hướng xác định cụ thể nội dung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình giám sát hàng năm của Quốc hội; quy định về trình tự, thủ tục, hình thức giám sát văn bản tại kỳ họp Quốc hội để Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực phụ trách; quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, chế tài xử lý đối với các cơ quan khi triển khai thi hành pháp luật không nghiêm. Xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hàng năm bắt buộc phải có chương trinh giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật...
Trong thời gian qua, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết đã có sự chuyển biến rõ rệt. Chất lượng văn bản được nâng lên bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của văn bản; tình trạng văn bản có nội dung gây búc xúc dư luận đã được hạn chế; tình trạng nợ chưa ban hành văn bản đã giảm đáng kế... Văn phòng Quốc hội sẽ tham mưu tiếp tục đẩy mạnh việc giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.
Thứ ba, về giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, kết luận của Quốc hội về hoạt động chất vấn, giám sát chuyên đề (công tác “hậu giám sát”).
Đây là vấn đề hiện còn hạn chế, cần được đẩy mạnh. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là do yêu cầu nhiệm vụ về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng là rất nặng nề, khối lượng công việc rất lớn; các điều kiện bảo đảm về nhân lực, thời gian, vật chất, kỹ thuật... còn chưa đáp ứng được nhu cầu; việc theo dõi, tổng hợp về việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát còn chưa được quan tâm đúng mức; trách nliệm của nhiều cơ quan chịu sự giám sát thực hiện chưa cao... Ý kiến của cử tri nêu trên đã phản ánh đúng tình hình thực tế; thời gian qua, bên cạnh việc tích cực thực hiện các hoạt động giám sát, các cơ quan của Quốc hội đã chú trọng hơn công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát lại những kiến nghị của minh. Văn phòng Quốc hội cũng đã nhận thức đầy đủ về vấn đề này và đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 7, đã tham mưu để Quốc hội đưa vào chương trình giám sát nội dung xem xét Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015. Đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành hoạt động quan trọng này tại kỳ họp, nhằm đánh giá toàn bộ việc thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đối với các nghị quyết có liên quan của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015, nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát, rút ra những bài học kinh nghiệm, tạo tiền đề quan trọng đưa hoạt động này trở thành thường xuyên tại mỗi kỳ họp Quốc hội; tiến tới không chỉ tiến hành đối với các nghị quyết về giám sát chuyên đề, về hoạt động chất vấn mà còn với tất cả các nghị quyết do Quốc hội ban hành tại cấc kỳ họp. Văn phòng Quốc hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng đề cương báo cáo và tập hợp nội dung các nghị quyết, kết luận liên quan gửi đến Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để chuẩn bị báo cáo; tổng hợp, xây dựng, hoàn chỉnh báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 về hoạt động giám sát này.
Trong việc sửa đổi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã nghiên cứu, tham mưu nhiều nội dung, trong đó, có việc quy định về quy trình, thời gian, cách thức tiến hành hoạt động “hậu giám sát”; trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, của Văn phòng Quốc hội, của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành và cơ quan liên quan; yêu cầu của báo cáo... nhằm nâng cao hiệu quả việc theo dõi thực hiện các nghị quyết, kiến nghị sau giám sát, đưa việc tổ chức các hoạt động giám sát ngày càng chuyên nghiệp, khoa học hơn.
Đồng thời, Văn phòng Quốc hội sẽ tham mưu việc đẩy mạnh công tác “hậu giám sát” gắn với hoạt động chất vấn để nâng cao trách nhiệm thực hiện của các cơ quan có liên quan; gắn chất vấn với giám sát chuyên đề để tạo sự tương hỗ, nâng cao hiệu quả giám sát chung.
Kết quả trả lời kiến nghị của Văn phòng Chính phủ
Kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm thực hiện đúng nguyên tắc, quy chế làm việc của Chính phủ trong việc xem xét, cho ý kiến đối với các đề án lớn, tránh tình trạng đề án lớn nhưng không được Chính phủ xem xét cho ý kiến trước khi trình các cơ quan Quốc hội, dẫn đến sai lệch, không phù hợp với thực tế tình hình đất nước như Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Văn phòng Chính phủ trả lời:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Chính phủ và từng thành viên Chính phủ luôn tuân thủ quy định của pháp luật, nhất là việc thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của Chính phủ và nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Chính phủ. Đối với các vấn đề quan trọng, các báo cáo, đề án, dự án lớn, Chính phủ luôn bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ để chủ động đưa vào Chương trình công tác của Chính phụ ngay từ đầu năm, trong đó xác định rõ cơ quan chủ trì chuẩn bị, thời hạn trình. Định kỳ, hằng tháng, hằng quý, sáu tháng và hằng năm, đều rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ.
Đặc biệt đối với các đề án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ trì, xây dựng đề án đều chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình Chính phủ thảo luận, cho ý kiến trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội theo trình tự, thủ tục quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ và các quy định có liên quan. Mặt khác, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, từng thành viên Chính phủ khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công hoặc ủy quyền trình, báo cáo đề án trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo các quy chế và quy định có liên quan, chịu trách nhiệm về nội dung và tiến độ trình các đề án do cơ quan mình chủ trì chuẩn bị.
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo đục và Đào tạo xây dựng thuộc Chương trình công tác của Chính phủ năm 2014 nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11. Năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quá trình xây dựng, thẩm định, trình Quốc hội Đề án này tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIII được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Chính phủ và trình Qụốc hội đúng quy trình, đầy đủ thủ tục theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Đề án này trước khi trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mới về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự thảo Đề án, trong Đề án đó chưa nêu nội dung kinh phí thực hiện. Sau khi có ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương xây dựng Đề án, bao gồm cả nội dung dự kiến kinh phí và lộ trình thực hiện.
Việc xây dựng và thẩm định Đề án theo ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội cần phải có thêm thời gian, do đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xin chuyển Đề án này từ chương trình kỳ họp thứ 7 sang kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIII. Hiện nay, Chính phủ đang khẩn trương hoàn thiện Đề án này để trình Quốc hội.
Như vậy, các đề án trên đều được các Bộ chủ trì bám sát chủ trương của Đảng, Chính phủ và báo cáo Thủ tứớng Chính phủ trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ. Tuy nhiên, khi báo cáo trước các cơ qụan của Quốc hội, đại diện của 02 Bộ chủ trì chưa báo cáo rõ về môt số nội dung mới chỉ là đề xuất của Bộ, chưa trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Kết quả trả lời kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Kiến nghị về công tác xây dựng pháp luật
Kiến nghị: Xem xét, điều chỉnh mức án phí được quy định trong Pháp lệnh án phỉ, lệ phí Tòa án vì mức án phí bằng 5% giá trị tài sản có tranh chấp là quá cao đối với các trường hợp tranh chấp đất đai, nhà ở
- Trả lời: Ngày 27/02/2009, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án số 10/2009/UBTVQH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009). Trong danh mục mức án phí, lệ phí tòa án được ban hành kèm theo Pháp lệnh có quy định mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch. Cụ thể: quy định giá trị tài sản có tranh chấp từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng phải chịu mức án phí 5% giá trị tài sản có tranh chấp, từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng có mức án phí 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng... Ủy ban Tư pháp nhận thấy các mức án phí đều được cơ quan soạn thảo tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Ủy ban Tư pháp sẽ có ý kiến đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tiến hành tổng kết việc thi hành Pháp lệnh,trên cơ sở đó đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.
Kiến nghị: Xem xét sớm ban hành Nghị quyết kéo dài nhiệm kỳ Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với những Thẩm phán hết nhiệm kỳ, trong khi chờ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được thông qua.
- Trả lời: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Nghị Quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong Nghị quyết số 81, Quốc hội đã quy định về việc kéo dài nhiệm kỳ của các Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao như sau: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hết nhiệm kỳ kể từ ngày 01/01/2014 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến ngày 01/6/2015.
Kiến nghị: Giữ nguyên hệ thống tổ chức Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân như luật hiện hành, không nhất thiết thành lập Tòa án khu vực sẽ gây tồn đọng án và khó khăn cho người dân trong việc đi lại.
- Trả lời: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đồi) và Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) theo đó, không thành lập Tòa án khu vực, Viện kiểm sát khu vực mà vẫn giữ nguyên mô hình Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện như hiện nay.
Kiến nghị: Giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan tư pháp và hành pháp trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục tại phường, xã
- Trả lời: Thời gian qua, việc thi hành các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính nói chung, trong đó có việc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục đã bộc lộ một số thiếu sót, bất cập. Ủy ban Tư pháp đã yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội để có chủ trương, giải pháp khắc phục. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, thời gian tới Ủy ban Tư pháp sẽ tăng cường giám sát lĩnh vực này để góp phần bảo đảm cho pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực thi có hiệu quả.
Kiến nghị: Tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng; kiên quyết xử lý đối với cán bộ điều tra, truy tố, xét xử gây ra oan, sai; đồng thời sớm thực hiện việc bồi thường thỏa đáng cho người bị kết án oan, sai
- Trả lời: Ủy ban Tư pháp nhận thấy, Quốc hội đã quan tâm và tăng cường công tác giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp thông qua việc xét báo cáo, chất vấn Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ban hành nhiều Nghị quyết về công tác tư pháp (Nghị quyết số 37, Nghị quyết số 63). Qua đó, đã nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, đồng thời là một trong những căn cứ để Quốc hội giám sát tốt hơn nữa hoạt động của các cơ quan tư pháp. Năm 2015, Quốc hội đã quyết định giám sát tối cao về chuyên đề “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động to tụng hình sự theo quy định của pháp luật ".
Hiện nay, các Đoàn giám sát của ủy ban thường vụ Quốc hội đang tiến hành giám sát nội dung này tại một số địa phương trong cả nước.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, ủy ban Tư pháp sể phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và kết quả thực hiện Nghị quyết số 37, Nghị quyết số 63 các cơ quan tư pháp để góp phần hạn chế tỉnh trạng điều tra, truy tố, xét xử oan, sai.
Kiến nghị: Tăng cường công tác giám sát việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng
-  Trả lời: Ủy ban Tư pháp nhận thấy thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản có liên quan, góp phần quan trọng từng bước kiềm chế tham nhũng. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa thực sự chú trọng triển khai đầy đủ các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, nhất là những quy định về biện pháp như kê khai tài sản, thu nhập, xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng...
Với chức năng chủ trì giúp Quốc hội trong việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng, hàng năm Ủy ban Tư pháp đã tiến hành thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; thường xuyên tổ chức giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; giám sát chuyên đề và tổ chức các phiên giải trình về chấp hành pháp luật trong việc phát hiện xử lý hành vi tham nhũng... Qua giám sát, Ủy ban Tư pháp đã phát hiện những hạn chế, thiếu sót trong công tác này, kịp thời đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện, triển khai thi hành Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản có liên quan. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới. Ủy ban Tư pháp sẽ tiếp tục triển khai nhiều phưcmg thức giám sát việc thực hiện pháp luật trong phòng, chống tham nhũng.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung việc kê khai tài sản theo hướng việc kê khai tài sản và đối với cán bộ chủ chốt phải được công khai cho nhân dân biết đế giám sát
-  Trả lời: Một biện pháp hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng hiện nay là kê khai tài sản, thu nhập để tiến tới kiểm soát tài sản, thu nhập. Tuy nhiên việc thực hiện biện pháp này trong thực tế vẫn còn hình thức và chưa đáp ứng yêu cầu. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Ủy ban Tư pháp sẽ phối họp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, hoàn thiện quy định về kê khai tài sản trong quá trình sửa đổi toàn diện Luật Phòng chống tham nhũng thời gian tới. Đồng thời Ủy ban Tư pháp sẽ đôn đốc, đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội ban hành Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để nâng cao hiệu quả của công tác này.
Kiến nghị nghiên cứu thành lập cơ quan Thanh tra trực thuộc Quốc hội nhằm giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng chống tham nhũng bảo đảm khách quan, hiệu quả
- Trả lời: Ủy ban Tư pháp nhận thấy nội dung kiến nghị của cử tri là vấn đề lớn có liên quan tới tổ chức bộ máy nhà nước. Tiếp thu kiến nghị này, Ủy ban Tư pháp sẽ nghiên cứu cụ thể trong quá trình sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Tổ chức Chính phủ tới đây cũng như trong quá trình tham gia thẩm tra Luật Thanh tra.
Kiến nghị tăng chế tài hình phạt đối vói nhóm tội phạm về tham nhũng để xử lý, ngăn chặn, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay
Trả lời: Theo Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội thì dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong quá trình thẩm tra Bộ luật hình sự (sửa đổi) Ủy ban Tư pháp sẽ nghiên cứu để có chính sách hình sự nghiêm khắc hơn đối với các loại tội về tham nhũng, bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung, phúc đáp yêu cầu của Đảng và nguyện vọng của cử tri trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Kết quả trả lời kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải
Kiến nghị:
Chính phủ quan tâm, Bộ GTVT sớm chi trả tiền bồi thường cho một số hộ dân đã giao mặt bằng để thi công dự án đường song hành và đường sắt tại ấp Thọ Phước, xã Xuân Thọ. Đồng thời xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan và có giải pháp khắc phục tình trạnh đường song hành và đưa vào sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp, gây bức xúc trong nhân dân
Bộ Giao thông vận tải trả lời:
a. Về việc sớm chi trả tiền bồi thường GPMB cho các hộ dân
Đường song hành với đường sắt ấp Thọ Phước, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc nằm trong dự án lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1856/QĐ-TTG ngày 27/12/2007 của Chính Phủ do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm Chủ đầu tư , đại diện chủ đầu tư và Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 3. Theo báo cáo của Tổng công ty ĐSVN, tình hình bố trí vốn của Chính phủ gặp nhiều khó khăn, đến nay toàn bộ dự án mới được bố trí khoảng 500/1.794,216 tỷ đồng (chiếm 28%). Trong đó kinh phí GPMB của các địa phương đã bàn giao để thi công là 124, 720 tỷ đồng, Chủ đầu tư đã chuyển cho các địa phương để chi trả là 53,292 tỷ đồng ( trong đó kinh phí từ ngân sách là 31,538 tỷ đồng) như vậy kinh phí còn thiếu của các địa phương là 71,428 tỷ đồng. Hiện nay Bộ GTVT đang chỉ đạo chủ đầu tư (Công t ĐSVN) rà soát, làm việc cụ thể với các địa phương, có báo cáo Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục bố trí vốn cho các dự án để tiến hành chi trả cho các địa phương.

b. Về vấn đề đường song hành vừa đưa vào sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp:
Theo báo cáo của Tổng công ty ĐSVN, mặt đường vừa thi công xong đã bị nứt dọc tại một số vị trí cục bộ, nguyên nhân do đường bê tông xi măng mới thi công được khoàng 3 ngày (chưa đủ thời gian theo quy định để mặt đường BTXM đạt cường độ) nhưng đã có xe tải trọng nặng chạy qua. Ban QLDA khu vực 3 đã có Văn bản số 265/DẢ-KHKT ngày 16/5/2014 gửi UBND xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc đề nghị UBND xã Xuân Thọ cử người phối hợp với  nhà thầu để rào lại các vị trí đường ngan dân sinh lên chùa Gia Lào tại km1635+200 (Km0+250 đường gom) để tiến hành sửa chữa, đến nay công việc sửa chữa đã hoàn thiện và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
Kiến nghị
Thực trạng hiện nay có rất nhiều cách thông tin giữa các lái xe khi tham gia giao thông để biết và tránh sự kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông. Do đó tình trạng vi phạm an toàn giao thông ngày càng nhiều, nhất là vi phạm về tải trọng, gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng người dân. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn giao thông; phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát công tác đăng kiểm, tăng cường hoạt động tuần tra, gắn camera quan sát trên các tuyến đường để kịp thời phát hiện vi phạm, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các địa phương còn để xảy ra tình trạng vi phạm và xử lý nghiêm cán bộ thực thi công vụ có hành vi bao che cho các hành vi vi phạm
Bộ Giao thông vận tải trả lời
Thứ nhất, đối với việc có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn giao thông, nhất là vi phạm về tải trọng; làm rõ trách nhiệm của các địa phương còn để xảy ra tình trạng vi phạm và xử lý nghiêm cán bộ thực thi công vụ có hành vi bao che cho các hành vi vi phạm:
Vấn đề này, đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ GTVT, Bộ Công an đã chi đạo quyết liệt trong thời gian vừa qua, cụ thể:
Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10/01/2013 và Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013; ngày 16/4/2014, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Công văn số 478/TTg-KTN chỉ đạo tăng cường thực hiện các giải pháp siết chặt kiểm soát trọng tải xe vận chuyển hàng hóa trên đường bộ; đồng thời tại Nghị quyết các Phiên họp thường kỳ của Chính phủ đều có nội dung chỉ đạo công tác kiểm soát trọng tải xe. Ngày 31/7/2014, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 305/TB-VPCP về kết luận của Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chỉnh phủ - Chủ tịch ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại cuộc họp xử lý tình trạng tiêu cực tại các trạm cân và hiện tượng “xã hội đen” thao túng, bảo kê hoạt động xe quá tải, quá khổ trên một số tuyến đường bộ.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đã ban hành Kế hoạch số 500/KH-UBATGTQG ngày 30/12/2013 triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2014 với chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát trọng tải phương tiện”; Công điện số 05/CĐ- UBATGTQG ngày 05/5/2014 về tăng cường công tác kiểm soát trọng tải xe.
Liên Bộ Công an - Bộ GTVT: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều văn bản chỉ đạo như: Kế hoạch, kế hoạch phối hợp, công điện, Quy chế, quyết định phê duyệt đề án và các quy định liên quan đến vận hành hệ thống kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ làm cơ sở để đầu tư trang thiết bị, cấp phát và tập huấn cho lực lượng chức năng các địa phương; ban hành các thông tư về tổ chức, quản lý, quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; đồng thời tiếp tục hoàn thiện và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhiều văn bản chỉ đạo nhằm bảo đảm triển khai có hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ.
Trong năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ về bổ sung một số điều Nghị định số 171/2013/NĐ-CP tăng chế tài xử phạt để có thể xử lý dứt điểm, triệt để tình trạng này, cụ thể:
Tăng nặng mức phạt lũy tiến tỷ lệ tương ứng với mức vi phạm vượt trọng tải cho phép, cụ thể bổ sung khoản 8, 9 và 10 thay thế điểm h, k tại khoản 5 của Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:
+ Khoản 8: Tăng lên xử phạt 12-14 triệu đồng đối với cá nhân và 24-28 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 40% đến 60% quy định;
+ Khoản 9: Tăng lên xử phạt 14-16 triệu đồng đối với cá nhân và 28-32 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 60% đến 100% (vượt tải trọng cầu đường trên 50% đến 100%) quy định;
+ Khoản 10: Tăng lên xử phạt 16-18 triệu đồng đối với cá nhân và 32-36 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe để vi phạm trọng tải phương tiện vượt trên 100% (vượt tải trọng cầu đường trên 100%) quy định.
Tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi xếp hàng hóa lên xe:
Bổ sung điểm e Khoản 2 Điều 28: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện: xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 40%.
Tước Giấy phép lái xe, đối với hành vi cố tình vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải phương tiện ở mức nghiêm trọng, Nghị định 107/2014/NĐ-CP đã bổ sung mức xử phạt tăng nặng đối với người lái xe vi phạm:
Bổ sung Khoản 7 Điều 24 phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 100% (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 03 tháng.
Quy định buộc phải điều chỉnh thùng xe nếu tái phạm chở quá tải trọng cho phép: Nghị định số 107/2014/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8, Điểm a Khoản 9; Khoản 10 (bổ sung tại Điều 30 Nghi định số 171/2013/NĐ-CP) nếu tái phạm đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.
Ngày 31/7/2014, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 305/TB-VPCP về kết luận của Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại cuộc họp xử lý tình trạng tiêu cực tại các trạm cân và hiện tượng “xã hội đen” thao túng, bảo kê hoạt động xe quá tải, quá khổ trên một số tuyến đường bộ.
Ngày 24/12/2014, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện để đánh giá những kết quả và những mặt tồn tại, hạn chế, đề ra các biện pháp khắc phục, tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai quyết liệt hơn trong năm 2015. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện tiếp tục được cả hệ thống chính trị vào cuộc; sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện, thường xuyên lâu dài, các giải pháp được thực hiện đồng bộ và đồng loạt trên toàn quốc, trong đó chú trọng các địa phương có chân hàng lớn (nơi xuất phát hàng hóa) cho đến khi không còn phương tiện chở quá tải; đặc biệt đề ra mục tiêu cuối năm 2015 cơ bản không còn phương tiện chở quá tải.
Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 16286/BGTVT-VT về việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và triển khai quyết liệt, triệt để trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; đồng thời tham mưu Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cùng phối hợp, khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
Ngay từ những ngày đầu năm 2015, trên cơ sở báo cáo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 07/01/2015 về việc tiếp tục chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép. Trong nội dung công điện Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng phối hợp, khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện có hiệu quả các công điện, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý tình trạng tiêu cực tại các trạm cân cũng như hiện tượng “xã hội đen” thao túng, bảo kê hoạt động xe quá tải, quá khổ trên một số tuyến đường bộ.
Thứ hai, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát công tác đăng kiểm, tăng cường hoạt động tuần tra, gắn camera quan sát trên các tuyến đường để kịp thời phát hiện vi phạm, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm:
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 12/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 1961 /KHPH-C67-ĐKVN ngày 13/6/2014, đến nay hầu hết các địa phương có Kế hoạch phối hợp liên ngành giữa Công an - Giao thông vận tải về phối hợp lực lượng kiểm soát và xử lý xe ô tô vi phạm các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo siết chặt công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, sử dụng dữ liệu giám sát từ camera, thông tin phản ảnh qua đường dây nóng và báo chí; kiểm tra, xử lý các cơ sở đóng thùng hàng không đúng thiết kế; thực hiện việc cấp trọng lượng toàn bộ của xe, trọng tải cho phép phù hợp với tải trọng giới hạn của cầu, đường bộ theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, đã xử lý đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với 03 Trung tâm đăng kiểm và đình chỉ chức danh đối vói 58 đăng kiểm viên.
Tính đến hết ngày 15/12/2014, Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo kiểm tra, xử lý các cơ sở đóng thùng hàng không đúng thiết kế; đã từ chối kiểm tra, buộc tái xuất và có biện pháp xử lý tổng số 279 phương tiện của 31 doanh nghiệp nhập khẩu; Các Trung tâm đăng kiểm đã từ chối kiểm định đối với 431 xe khách đo tự ý lắp thêm ghế, thêm giường hoặc cơi nới hầm chở hàng của xe, 6.752 xe tải do tự ý cơi nới thùng chở hàng; 439 xe khách kiểm định không đạt do liên quan đến tự ý cải tạo; 819 xe khách, 6223 xe tải được kiểm định lại sau khi đã tự sửa chữa, khôi phục nguyên trạng. Hoạt động kiểm định chặt chẽ, xuất hiện tình trạng ùn ứ, chờ kiểm định tại nhiều đơn vị đăng kiểm do phương tiện chưa được bảo dưỡng theo quy định của nhà chế tạo, chất lượng phương tiện chưa đảm bảo khi đến kiểm định; phải kiểm định nhiều lần làm tăng lượt xe vào kiểm định; một số đối tương đe dọa, gây sức ép, thậm chí tấn công đăng kiểm viên (thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh).
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường Việt Nam phối hợp Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự ATXH và Cục Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt, công an địa phương đã trực tiếp và phối hợp kiểm tra, chỉ đạo một số đợt trong thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm kích thước thùng xe; tính từ ngày đầu ra quân 01/8/2014 đến hết ngày 31/12/2014, đã kiểm tra được 6.281 xe của 1.046 doanh nghiệp, dự án, trong đó: có 1.169 xe vi phạm, cắt thùng tại chỗ: 342 xe, giữ tem kiểm định: 256 xe, yêu cầu chủ xe, lái xe tự khắc phục: 555 xe và tạm giữ giấy tờ liên quan 16 trường hợp.
Tăng cường hoạt động tuần tra, gắn camera quan sát trên các tuyến đường để kịp thời phát hiện vi phạm, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm:
Hiện nay, đã tiến hành lắp đặt camera quan sát trên một tuyến đường để kịp thời phát hiện vi phạm, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; trong thời gian tới Bộ Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp Bộ Công an nghiên cứu lắp đặt và áp dụng nhân rộng.
Kết quả trả lời kiến nghị của Ngân hàng nhà nước
Kiến nghị:
Đề nghị ngành ngân hàng có chính sách ưu đãi hơn cho nông dân được vay vốn dài hạn (5-10 năm), lãi suất ưu đãi, nhất là cho vay chăn nuôi bò sữa, tái canh cà phê, cây công nghiệp lâu năm…
Ngân hàng nhà nươc trả lời:   
Để hỗ trợ, khơi thông nguồn vốn, góp phần thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển tương xứng với tiềm năng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 41), Nghị định này đã tạo ra sự đồng thuận trong nhận thức về vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư tín dụng trong cả hệ thống chính trị và hệ thống ngân hàng. Để triển khai hiệu quả Nghị định này, Chính phủ không chỉ giao trách nhiệm cho ngành ngân hàng mà yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cùng phối hợp triển khai thực hiện…
Để hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trong đó có cho vay chăn nuôi, tái canh cây cà phê…, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng tín dụng tập trung cho vay, tạo cơ chế đặc thù và đơn giản hóa thủ tục cho vay đối với lĩnh vực này, như:
- Từ năm 2012 đến nay, nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Yêu cầu các tổ chức tín dụng  thường xuyên xem xét, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản cho vay cũ về mức lại suất cho vay hiện hành
- Chỉ đạo TCTD đẩy mạnh, đa dạng hóa hoạt động tín dụng, áp dụng nhiều phương thức cho vay và mở rộng cho vay đối với hộ nông dân không phải thế chấp tài sản theo quy định tại Nghị định số 41 và hướng dẫn của NHNN
- Tích cực triển khai, áp dụng chương trình tín dụng nông nghiệp đặc thù . Riêng chính sách tái canh cây cà phê, NHNN đã chủ động đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai chương trình cho vay tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở quy hoạch tái canh cà phê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, NHNN đã xây dựng phương án cho vay tái canh cây cà phê và đang gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm sớm triển khai chương trình trong Quý I/2015
Như vậy, với hàng loạt các chính sách đồng bộ, quyết liệt, những nỗ lực của NHNN trong thời gian qua đã tác động mạnh mẽ, hỗ trợ tích cực cho người nông dân trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi, giúp các đối tượng khách hàng trong lĩnh vực tiếp cận được nhiều hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần quan trọng giúp ngành nông nghiệp phát triển ổn định và đạt được những kết quả to lớn, đặc biệt đối với các lĩnh vực chăn nuôi, cà phê…tạo khí thế phấn khởi thực hiện Chương trình mực tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong cả nước.
Tuy nhiên, sau hơn 4 năm triển khai, Nghị định 41 cũng bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế cần sửa đổi, bổ sung. Để tiếp tục hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở tổng kết lết quả thực hiện Nghị định 41, NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành và chính quyền địa phương dự thảo và trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định 41, trong đó có nội dung về nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo và kéo dài thời hạn cho vay; Quy định về phương thức cho vay lưu vụ để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng trong việc sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có tính mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm nhằm tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức tín dụng đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, mở rộng cho vay và khách hàng có thể làm việc với các TCTD để thỏa thuận thời hạn vay vốn phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh.
Kết quả trả lời kiến nghị của Bộ Công thương
Kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành giải trình rõ và thông báo cho cử tri biết trước tình hình không bình thường do vừa nhập khẩu than đá để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện trong nước, trong khi vừa xuất khẩu than đá
Trả lời: Việc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu than đá là hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp cũng như các mặt hàng thép và sản phẩm từ thép, hóa chất và sản phẩm hóa chất…chúng ta vẫn vừa xuất khẩu và vừa nhập khẩu.
- Về xuất khẩu than: Định hướng hoạt động xuất khẩu than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg vào ngày 07/7/2008 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành than Việt nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025, theo đó, theo đó đảm bảo việc xuất khẩu than theo hướng giảm dần thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch, chỉ xuất khẩu những loại than trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc chưa sửa dụng hết. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch xuất khẩu than hàng năm (thí dụ như kế hoạch xuất khẩu than năm 2013 là 11,5 triệu tấn, năm 2014 là 9,5 triệu tấn, năm 2015 là 4 triệu tấn). Thực tế xuất khẩu than 2014 đạt 7,5 triệu tấn, thấp hơn so Kế hoạch đề ra. Như vậy, hiện nay chúng ta đang thực hiện xuất khẩu phù hợp với Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và chỉ xuất khẩu những loại than mà trong nước không có nhu cầu sử dụng (than cục, cám tốt…) hoặc chưa sử dụng hết (cám 6 và cám dưới 6…).
- Về nhập khẩu than: Việt Nam đã nhập khẩu than để phục vụ nhu cầu trong nước từ nhiều năm trước đây (nhập khẩu than phục vụ cho nhu cầu sản xuất nhà máy Formosa và hàng năm vẫn nhập hàng chục tấn than coke để phục vụ cho nhu cầu của ngành luyện kim).Vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đã nhập khẩu hơn 9.500 tấn than để phục vụ nhu cầu của Nhà máy nhiệt điện thuộc dự án bôxít Tân Rai; hơn 41.000 tấn than để phục vụ cho sản xuất điện. Việc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nhập khẩu than nêu trên không phải do Việt Nam thiếu than cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà nhập khẩu là để thử nghiệm, tìm hiểu thị trường nhập khẩu than thế giới, nhằm chuẩn bị cho công tác nhập khuẩ than trong thời gian tới, ngoài ra còn giúp cho Nhà máy nhiệt điện thuộc dự án bô xít Tân Rai đạt hiệu quả sản xuất cao hơn.
Kết quả trả lời kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, xem xét có chính sách khuyến khích về mức lãi suất đối với các hộ nông dân vay vốn để đóng góp làm đường giao thông nông thôn chỉ bằng hoặc thấp hơn mức cho vay đối với hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới
Bộ NNPTNT Trả lời:
Tại Thông báo số 482/TB-VPCP ngày 31/12/2014 của Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có chỉ đ            ạo: " Về vốn tín dụng, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét việc mở rộng đối tượng, tăng mức vay vốn tín dụng cho nông dân; kéo dài thời gian vay vốn tín dụng để nông dân có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất được tốt hơn; Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế tín dụng cho nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp, quỹ đầu tư địa phương hoặc ngân sách hỗ trợ một phần lãi suất"
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai để tổng hợp chung và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đề xuất chính sách hỗ trợ lãi suất riêng cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Kết quả trả lời kiến nghị của Bộ Quốc phòng
Kiến nghị: "Cử tri kiến nghị tập trung giải quyết chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau năm 1975 vẫn còn nhiều người đã phục viên, xuất ngũ đã gửi hồ sơ rất lâu nhưng đến nay chưa được giải quyết"
Bộ Quốc phòng trả lời: Sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975, đến nay, toàn quốc đã xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần cho trên 82 vạn đối tượng, với số tiền gần 3.500 tỷ đồng và trợ cấp hàng tháng cho 912 đối tượng. Riêng tỉnh Đồng Nai đã giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho hơn 7.000 đối tượng và trợ cấp hàng tháng cho 17 đối tượng; đạt 94% so với tổng số đối tượng theo khảo sát.
Hiện nay, còn một số đối tượng chưa được giải quyết (toàn quốc dự kiến còn khoảng hơn 20%). Bộ Quốc phòng xin tiếp thu, chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, giải quyết chế độ cơ bản đối với các đối tượng trong năm 2015.
Kết quả trả lời kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông
Kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chỉnh phủ quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ an ninh biên giới quốc gia trên biển, nhất là qua sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Nhằm giúp cho người dân luôn giữ vững lập trường, không hoang mang, không để kẻ xấu tuyên truyền, kích động, tạo niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời:
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến diễn biến tình hình an ninh chính trị trên biển và hải đảo của nước ta, đặc biệt là công tác tuyên truyền về tình hình biển đảo, những chứng cứ pháp lý và lịch sử về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... để người dân kịp thời nắm bắt thông tin, hiểu giá trị, vai trò của biển, những kiến thức pháp luật, lịch sử, truyền thống lâu đời của cha ông đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam. Từ đó giúp nhân dân thêm yêu biển, yêu đảo Việt Nam và nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biền đảo của Tổ quốc một cách khoa học, có căn cứ lịch sử phù hợp với luật pháp quốc tế, tranh thủ dư luận và các mối quan hệ quốc tế để duy trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền ừên biển,
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Bộ TTTT đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương thường xuyên chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo tính kịp thời, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm cập nhật và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về tình hình biển, đảo và những tranh chấp trên Biển Đông.
Trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Bộ TT-TT đã chủ động, linh hoạt trong định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin, phản ánh toàn diện, khách quan về cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sự kiên cường, dũng cảm của các lực lượng và ngư dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo để nhân dân trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn thực tế, góp phần động viên khích lệ tinh thần yêu nước, cả nước cùng đồng lòng hướng về Biển Đông, Các cơ quan báo chí, xuất bản cũng đã triển khai tốt công tác thông tin, tuyên truyền, làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; nâng cao nhận thức, tăng cường sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; góp phần định hướng đư luận và tạo sự đồng thuận xã hội.
Bộ TT-TT cũng đã tăng cường công tác sưu tầm, thẩm định, công bố, sử dụng các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam như: tổ chức Lễ tiếp nhận, công bố và xây dựng kế hoạch thẩm định Bộ Atlas thế giới, xuất bản ở Bruxelies năm 1827, có giá trị quan trọng góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phối họp với Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn và xuất bản bộ tài liệu triển lãm tuyên truyền chủ quyền biển, đảo Việt Nam; phối hợp và các bộ, ngành và các địa phương tổ chức triển lấm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại nhiều tinh, thành phố trong cả nước.
Các cơ quan báo, đài trong cả nước đã mở những đợt tuyên truyền cao điểm, dành nhiều diện tích, thời lượng để tuyên truyền, cung cấp tài liệu, chứng lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đăng tải nhiều bài viết khẳng định rõ đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, đó là: Hòa binh hữu nghị, độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông. Trước mỗi động thái của Trung Quốc xâm phạm, ảnh hưởng, liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, báo chí trong nước đều đăng tải kịp thời quan điểm của Đảng, Nhà nước ta; tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam và phản ứng của nhân dân phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Thông tin đầy đủ về phản ứng của cộng đồng quốc tế trước các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Nhiều tin, bài về đề tài này có nội dung phong phú, giúp cho nhân dân hiểu rõ giá trị, vai trò của biển, những kiến thức pháp luật về biển cũng như những kiến thức lịch sử về truyền thống lâu đời của cha ông đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đặc biệt có những chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề tạo ra các diễn đàn thu hút được sự tham gia của các thành viên mạng xã hội trong việc chung tay bảo vệ, phát triển bền vững chủ quyền biển, đảo Việt Nam, như chương trình ‘‘Biển đảo Việt Nam” của Đài Tiếng Nói Việt Nam; chương trình Đối thoại trẻ với chủ đề “Tôi yêu biển đảo Việt Nam” phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hỉnh Việt Nam, chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi trẻ...
Hoạt động thăm hỏi, động viên, ủng hộ, đóng góp xây đựng Trường Sa, Hoàng Sa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong cả nước đã được báo chí thông tin kịp thời để nhân dân biết và hưởng ứng làm theo. Đây là những hoạt động thiết thực chung tay, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Phong trào ủng hộ biển đảo đã trở thành biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc, sẵn sàng chống lại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Công tác tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là việc làm có tính lâu dài, chiến lược. Mức độ thông tin, phương thức thông tin, thời điểm thông tin phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, không phải lúc nào báo chí cũng mở đợt cao điểm tuyên truyền về chủ quyền biển đảo. Thời gian qua, sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hài Dương 981, Bộ TT-TT, Ban Tuyên giáo Trung ương vẫn thường xuyên định hướng báo chí tiếp tục đuy trì tin, bài tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn với phát triển kinh tế biển. Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đức Nhuận - tổng hợp