Mạnh dạn dân sự hóa đảo Trường Sa

Đăng ngày: 04/11/2015
Đó là ý kiến của đại biểu Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (ĐBQH tỉnh Đoàn) trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 03/11 của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2015 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016.​

Ưu tiên phát triển kinh tế biển.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng cho rằng, chúng ta cần phải chú trọng đẩy mạnh nền kinh tế biển của đất nước theo hướng mạnh dạn dân sự hóa toàn bộ vùng đảo Trường Sa, xây những ô tàu cho ngư dân trú biển ở các đảo lớn. Cần thiết cung cấp các dịch vụ hậu cần cho ngư dân nhằm tạo điều kiện cho ngư dân được cung cấp lương thực, nước, xăng dầu, thu mua và chế biến hải sản… ngay tại đảo mà không cần phải vào đất liền để nền kinh tế biển thực sự phát triển.

“Chúng ta thấy họ cấm là chúng ta không dám, tôi thấy mình cứ làm, tại sao họ làm được mà mình không làm, cho nên phải mạnh dạn tổ chức du lịch, du lịch bằng đường hàng không, du lịch bằng đường biển, thậm chí xây một loạt các khách sạn, vận động các nhà đầu tư xây dựng các khách sạn trên các rạn san hô để đưa du lịch của chúng ta đến đó thăm quan và phải dân sự hóa một cách đồng bộ, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản của ngư dân chúng ta ở khu vực ngoài đó. Tôi đề nghị nên xây kéo dài đường băng ở đảo Trường Sa lớn” – đại biểu Đặng Ngọc Tùng bày tỏ quan điểm khi nói về mối quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc trong vấn đề dân sự hóa ở đảo và phát triển kinh tế biển.
DSC_8855 rez.jpg
ĐBQH Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại phiên thảo luận

Sức bật nào cho nền kinh tế trong thời gian tới?
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng cho rằng, nền kinh tế nước ta trong thời gian tới sẽ mở ra những bước ngoặc với những thời cơ thuận lợi khi hội nhập sâu kinh tế thế giới nhưng cũng đồng nghĩa với việc đặt ra muôn vàng những thách thức khó khăn.
Nhiều đại biểu cho rằng rằng cần phải nắm bắt thời cơ để làm sao đưa kinh tế đất nước thoát khỏi lệ thuộc, thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình và cất cánh nền kinh tế đất nước thật sự vững mạnh và không phụ thuộc vào nền kinh tế khác. Để làm Làm được điều đó, nhất thiết phải tạo được những cú hích và sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế. Cụ thể, theo đại biểu Đặng Ngọc Tùng thì cần thiết phải nâng cao năng suất lao động. Hiện tại năng suất lao động của nước ta còn thấp, trong kỳ họp thường kỳ tháng 9/2015 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nếu Việt Nam duy trì năng suất lao động bình quân trong giai đoạn 2007-2012 thì đến năm 2038 năng suất lao động của Việt Nam mới bắt kịp được Philippin, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. “Trách nhiệm năng suất lao động của chúng ta thấp như thế này có phải là trách nhiệm đổ hết lên đầu người lao động hay không? Hay do Chính phủ của chúng ta điều hành nền kinh tế” –  đây là câu hỏi mà Đại biểu Đặng Ngọc Tùng – đặt tra trong phần thảo luận của mình.
Với tư cách là người đại diện cho lợi ích và quyền lợi của giai cấp công nhân, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – Đặng Ngọc Tùng cho rằng năng suất lao động quốc gia không chỉ phụ thuộc hoàn toàn thuộc vào người lao động mà còn phụ thuộc thêm bởi nhiều yếu tố, yếu tố quan trọng nhất là công nghệ sản xuất, là máy móc trang thiết bị đưa vào nền kinh tế. Nếu cứ lạm dụng nhân công giá rẻ mà nhập công nghệ lạc hậu  thì rất khó nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, thể chế kinh tế, sự thông thoáng của luật pháp, cách thức điều hành của nhà các nhà quản lý cũng quyết định rất lớn đến năng suất lao động. Đại biểu Tùng đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để có phương thức điều hành tốt nhất, đưa nền kinh tế phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Đức Nhuận