Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đảm bảo thực sự dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thể hiện được không khí ngày hội của toàn dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, tổ chức thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo đúng sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch ủy ban bầu cử tỉnh và sự chỉ đạo thường xuyên của ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; chủ động thực hiện và đảm bảo tiến độ trong công tác chuẩn bị cuộc bầu cử; trình tự các bước tiến hành công việc trước, trong và sau ngày bầu cử; đảm bảo các phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ bầu cử, có biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đặc biệt chú trọng đến tổ chức phòng, chống cháy, nổ tại các địa điểm bỏ phiếu, đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm, xây dựng phương án dự phòng bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn.
Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức cuộc bầu cử theo đúng quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chỉ đạo của ủy ban bầu cử tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tình, Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và có sự phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật.
Tổ chức triển khai quán triệt Chỉ thị số số 51-CT/TW ngày 04/01/2016 Bộ Chính trị; Chi thị số 01/CT-TTg ngày 13/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 04/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân ở địa phương.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan đến công tác chuẩn bị, tổ chức công tác bầu cử được pháp luật quy định, khẩn trương triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Tư pháp và các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài Phát thanh truyền hình Đồng Nai có kế hoạch tổ chức tuyên truyền kịp thời, sâu rộng trong cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và mọi tầng lóp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; nội dung cơ bản của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương để mọi người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ công dân trong bầu cử và nắm vững những quy định của Luật, hướng dẫn của cơ quan nhà nước về thực hiện công tác bầu cử;
- Cục Thống kê tỉnh cung cấp số liệu dân số tỉnh Đồng Nai tính đến ngày 31/12/2015 tại từng địa phương để làm căn cứ tính số lượng đại biểu Quốc hội và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở mỗi đơn vị hành chính;
- Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện, Điện lực chỉ đạo và có kế hoạch triển khai cụ thể nhằm đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện thông suốt quá trình tổ chức cuộc bầu cử;
- Bộ Chỉ-huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử, đặc biệt chú trọng những địa bàn trọng điểm, khu vực trọng yếu về an ninh, quốc phòng; chỉ đạo và hướng dẫn các lực lượng quân đội, công an tham gia cuộc bầu cử;
- Sở Tài chính căn cứ quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BTC ngày 14/01/2016 của Bộ Tài chính tham mưu UBND tinh phân bổ kinh phí do ngân sách trung ương cấp cho tỉnh để phục vụ công tác bầu cử, đồng thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xem xét, quyết định bổ sung kinh phí phục vụ công tác bầu cử từ nguồn ngân sách tỉnh; hướng dẫn việc lập, phân bổ dự toán, nội dung chi, mức chi và quyết toán kinh phí bầu cử theo quy định, bảo đảm kinh phí được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế chủ trì, phối hơp với các cơ quan có liên quan xây dựng các phương án chủ động đối phó với những tình huống thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra trong suốt quá trình tổ chức cuộc bầu cử;
- Thanh tra tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc kê khai tài sản đối với người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân trước, trong và sau thời gian tiến hành bầu cử;
- Sở Nội vụ hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; kiểm tra đôn đốc ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện các quy định của pháp ỉuật về bầu cử và các vãn bản hướng dẫn của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh và ủy ban bầu cử tỉnh về thực hiện công tác bầu cử; phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi tinh hinh chuẩn bị, tiến độ thực hiện công tác bầu cử ở địa phương, tổng hợp báo cáo Chủ tịch ƯBND tỉnh theo tiến độ quy định của Pháp luật.
Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc bàu cử. Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên với Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh (mười ngày một lần) về tiến độ triển khai công tác bầu cử (thông qua Sở Nội vụ) để kịp thời chỉ đạo.
Nguyễn Thị Oanh