Ứng cử viên Nguyễn Ngọc Quế trình bày chương trình hành động để thể hiện nguyện vọng và tâm huyết của mình trước cử tri tỉnh nhà, đặc biệt là cử tri đơn vị bầu cử số 2
Kính thưa quý vị lãnh đạo địa phương,
Kính thưa quý vị đại biểu cử tri,
Tên tôi là Nguyễn Ngọc Quế, sinh năm 19832 tại thành phố
Biên Hòa, Đồng Nai. Hiện tôi đang công tác tại Trường trung cấp Văn hóa nghệ
thuật Đồng Nai với chức vụ là Phó khoa Thanh nhạc và Múa. Xuất thân trong gia
đình với cha mẹ công tác trong ngành văn hóa, từ nhỏ tôi đã tham gia rất nhiều
về các hoạt động văn hóa văn nghệ chuyên và không chuyên trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Nay, với vai trò là giáo viên đào tạo đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp, các năng
khiếu văn nghệ trọng tỉnh, đã góp phẩn để xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên ngành
văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa ở Đồng Nai đạt hiệu quả tích cực suốt thời
gian qua.
Là một đảng viên được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai và nhân dân nơi cư trú tin yêu,
tín nhiệm; Ủy ban bầu cử tỉnh giới thiệu ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV,
đó là một vinh dự, trách nhiệm và tình cảm vô cùng trân trọng đối với tôi. Ý thức
đại biểu dân cử là người đại diện của dân, làm việc vì dân; phải lắng nghe,
chia sẻ những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các tổ chức, người dân ở địa
phương và tích cực xây dựng, giám sát kế hoạch, chương trình công tác của tỉnh
về kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.
Khi được tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa XIV, chương
trình hành động của tôi có 5 điểm cơ bản như sau
1.Đồng Nai là trung tâm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, có cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa. Từ chỗ
chỉ có 1 khu công nghiệp trước năm 1975, hiện tại Đồng Nai có 29/30 khu công nghiệp
đi vào hoạt động. Để phát triển mạnh tính bền vững; công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của tỉnh nhất thiết phải gắn liền với phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phải xây dựng được mẫu người có đạo đức,
có tài năng để xây dựng nước nhà, chăm lo cuộc sống ấm no h ạnh phúc của mỗi
gia đình và cộng đồng xã hội. Vì vậy, trong điều kiện thực tế, cần tổ chức nhiều
địa chỉ sinh hoạt văn hóa của Nhà nước xây dựng, cũng như sáng tạo ra những giá
trị văn hóa mới, trao đổi nhiều hơn những thông tin về pháp luật, chương trình
của địa phương về kinh tế, văn hóa xã hội, tình yêu quê hương biển đảo, đạo đức
ứng xử của con người Việt Nam; trong đó 3 đối tượng cần quan tâm đặc biệt đến
sinh hoạt văn hóa thường xuyên, hiệu quả gồm: thanh thiếu niên, người cao tuổi
và công nhân lao động ở các khu dân cư gần khu công nghiệp.Chính trong sinh hoạt
văn hóa ở cơ sở thì người dân mới có thêm điều kiện tìm hiểu, góp ý kiến, chia
sẻ khó khăn, thuận lợi trong sự nghiệp xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh.
2. Đẩy mạnh thông tin quảng bá và nâng cao bản lĩnh đề
kháng để nhân dân hạn chế những văn hóa không lành mạnh, không có lợi cho việc
xây dựng đất nước và bảo tồn bản sắc dân tộc. Ngày nay, những phương tiện máy
vi tính, điện thoại, truyền hình, truyền thanh, ấn phẩm văn hóa...đã kết nối
toàn cầu và đến với người Việt Nam rất nhanh. Điều tốt, điều hành, điều đúng
cũng nhiều; và những điều xấu, sai trái, lối sống thực dụng không hợp với thuần
phong mỹ tục của người Việt chúng ta cũng cần chọn lọc để tiếp thu tích cực
phòng chống, nhất là đối với thanh thiếu niên. Đó cũng là ý nghĩa lớn lao của
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” càng phải chất
lượng hơn nữa.
3. Cần có kế hoạch quan tâm sưu tầm, chọn lọc và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của Đồng Nai bằng cách phát động phong trào
rộng rãi khắp các địa phương để phát hiện, chọn lọc vốn di sản: dân ca, hò vè,
cổ nhạc, nhạc lễ, hương ước, truyện cổ... và tổ chức thường xuyên hoạt động
tuyên truyền như liên hoan, hội diễn, hội
thi; đặc biệt cần đưa vào học đường để giảng dạy nghệ thuật truyền thống thành chương trình chính quy.
4. Góp phần tham mưu, xây dựng quy hoạch phát triển đô thị
giữ được nét đẹp văn hóa trong cảnh quan nơi sinh sống, đường phố, thành phố,
dòng sông, công viên... sạch đẹp, ý nghĩa hơn.
5. Quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực văn hóa
và xây dựng một cơ chế chính sách để hỗ trợ tốt hơn cho cán bộ văn hóa, giới
văn nghệ sỹ, giáo viên dạy nghệ thuật...hiện nay đủ sống, làm nghề, yêu nghề, đủ
sức đảm đương công việc và có điều kiện tiếp tục nâng cao trình độ trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đồng Nai phấn đấu đến năm 2020 cơ bản
thành tỉnh công nghiệp hóa.
Với trách nhiệm và tình cảm của bản thân đối với công việc,
cuộc sống; tôi mong muốn được quý vị cử tri ủng hộ thật tốt để thắt chặt mối
quan hệ máu thịt của người đại biểu dân cử với cử tri; tạo sự đồng thuận cao và
chung sức thực hiện thắng lợi chương trình hành động về văn hóa.
Chân thành cám ơn quý vị cử tri. Xin cảm ơn các cơ quan, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và Đài Phát thanh và truyền hình Đồng Nai đã tạo điều kiện
tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ với cử tri.
Trân trọng kính chào.
Nguyễn Ngọc Quế