Thứ nhất, quy định dành 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở xã hội để
xây dựng công trình kinh doanh: Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP quy
định “Được dành 20 tổng quỹ đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án xây dựng
nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công
trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại cao tầng hặc thấp tầng)
nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở
xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư
Trường hợp phương án quy
hoạch chi tiết của dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không
bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi
dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó
để bán, cho thuê, thuê mua theo giá dinh doanh thương mại; phần kinh doanh
thương mại này phải được hạch toán chung vào toàn bộ dự án và đảm bảo nguyên
tắc lợi nhuận định mức tối đa theo quy định”
Hiện nay nhà ở xã hội áp
dụng mức thuế suất VAT 5% nhưng với phần 20% diện tích đất dành để xây dựng nhà
ở thương mại hoặc 20% diện tích sàn để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh
doanh thương mại thì áp dụng mức thuế suất VAT là bao nhiêu?
Vấn đề này, Sở Xây kinh
dựng kiến nghị áp dụng mức thuế suất VAT chung cho cả dự án là 5% để tạo sự
khuyến khích đối với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
Thứ
hai, vấn đề liên quan đến việc sử dụng quỹ đất 20% từ các dự án nhà ở thương mại
để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: Việc
hoán đổi đối với quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại để dành xây dựng
nhà ở xã hội, quy định hiện nay theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP chỉ cho phép hoán
đổi bằng tiền hoặc bằng căn hộ đối với dự án có quy mô nhỏ hơn 10 ha. Tuy nhiên
chưa có hướng dẫn đối với dự án quy mô trên 10 ha. Bên cạnh đó, quỹ đất 20% nhận
bàn giao từ các dự án nhà ở thương mại một số vị trí hạ tầng xã hội còn thiếu,
xa khu dân cư, xa nhà máy nên chưa phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội cho công
nhân đề nghị cho phép địa phương được bán đấu giá, tiền thu được sẽ bổ sung vào
quỹ phát triển nhà ở để đầu tư nhà ở xã hội tại vị trí khác thuận lợi hơn.
Thứ
ba, về việc bán 20% số lượng nhà ở xã hội vốn được dành riêng để cho thuê: Theo
quy định, dành 20% số lượng nhà ở trong các dự án nhà ở xã hội để cho thuê,
trong trường hợp chủ đầu tư đã công bố công khai giá thuê nhà (giá thuê nhà được
UBND tỉnh thẩm định) để các đối tượng đăng ký thuê nhưng sau một thời gian vẫn
không có khách hàng thuê nhà thì cho phép UBND tỉnh căn cứ tình hình thực tế chấp
thuận cho chủ đầu tư được phép bán căn hộ nhà ở xã hội.
Thứ
tư, về việc bán nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng: Theo
quy định hiện nay chỉ được phép cho thuê, thuê mua đối với nhà ở xã hội do nhà nước
đầu tư xây dựng, nhưng hiện nay nguồn vốn ngân sách bỏ ra đầu tư nhà ở xã hội
là quá lớn trong khi nguồn tài chính thu được từ thuê, thuê mua nhà ở xã hội lại
rất thấp, gây khó khăn cho ngân sách. Đề nghị sau thời gian cho thuê 5 năm thì
được pháp bán cho người đang thuê để thu hồi được vốn nhanh, có nguồn vốn để
tái đầu tư nhà ở xã hội tại vị trí khác.
Thứ
năm, đề xuất thí điểm mô hình đầu tư mới: Đề nghị Chính phủ
cho Đồng Nai thực hiện thí điểm mô hình đầu tư nhà ở xã hội theo hình thức 50%
vốn ngân sách+ 50% vốn doanh nghiệp. Việc quản lý nhà ở xã hội thực hiện theo
như quy định đối với nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng; dự án được hưởng
ưu đãi như dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách được quy định tại Điều 9 Nghị định
100/2015/NĐ-CO.
Kim Chung