Xác định lĩnh vực đột phá trong dự thảo văn kiện

Đăng ngày: 10/06/2020
​Có ý kiến đề nghị: Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: hoàn thiện thể chế, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực vẫn là 3 khâu đột phát trong nhiệm kỳ 2021-2026. 

​     Dự thảo Văn kiện đề ra 4 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025, có nhiều ý kiến liên quan đến nội dung này. Có ý kiến đề nghị nghiên cứu, lồng ghép các khâu đột phá trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII cho phù hợp với định hướng của Trung ương. Ý kiến khác đề nghị tiếp tục giữ đột phá phát triển nguồn nhân lực như trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII vẫn giữ đột phá này, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu Đảng đề ra nhiệm kỳ tới, nhất là công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các lĩnh vực trọng yếu cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.
    chamlogiaoduc.JPG
                      Phát triển nhân lực là một nhiệm vụ đột phá

   
   Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm đột phá về lĩnh vực văn hóa, nhằm phát huy các giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng và phát triển văn hóa để Đồng Nai thực sự giàu đẹp, văn minh. Có ý kiến đề nghị bổ sung phát triển kết cấu hạ tầng gắn với chỉnh trang và phát triển đô thị Biên Hòa, Long Thành, Nhơn trạch, Long khánh. Đây là các đô thị hạt nhân của Đồng Nai. Ý kiến khác đề nghị bổ sung đột phá về cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thông thoáng môi trường đầu tư kinh doanh. Có ý kiến cho rằng quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ nhiệm kỳ tới là: “Bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Như vậy có thể hiểu là phát triển văn hóa phải hài hòa với phát triển kinh tế. Cho nên đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm “đột phá về lĩnh vực văn hóa” để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; đồng thời bổ sung thêm nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà ở xã hội, bởi trong dự thảo báo cáo có nêu trong nhiệm kỳ vừa qua tỉnh đã đưa vào sử dụng khoảng 2.600 căn nhà xã hội, con số này là quá thấp so với nhu cầu nhà ở xã hội hiện nay.
   hanhchinhcong.JPG
                              Xây dựng hệ thống chính quyền điện tử là một nội dung                                                         được kiến nghị bổ sung


   Có ý kiến đề nghị bổ sung đột phá: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đưa hệ thống chính quyền điện tử vào hoạt động và từng bước hiện đại hóa nền hành chính tỉnh nhà. Có ý kiến đề nghị đưa thêm 01 ý: “Chủ động phát triển nhanh nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển các lĩnh vực đã được xác định ưu tiên của tỉnh, trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác khoa học công nghệ, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản, các công nghệ cao (viễn thám, ảnh vệ tinh, công nghệ thông tin, khoa học vật liệu, công nghệ sinh học, địa chất, sinh thái và tài nguyên sinh vật ...) của các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, các Đại học Quốc gia, các Trung tâm nghiên cứu, đào tạo lớn của đất nước)”.

Nguyễn Thị Oanh