Cần đánh giá tổng quát về tình hình địa phương

Đăng ngày: 10/06/2020
​Góp ý vào cáo cáo chính trị, có ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá về vị trí, vai trò, nhiệm vụ phát triển Đồng Nai trong phát triển vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

    ​Góp ý vào cáo cáo chính trị, có ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá về: (1) Vị trí, vai trò, nhiệm vụ phát triển Đồng Nai trong phát triển vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, Đồng Nai thuộc Tiểu vùng Đông Bắc (Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) là địa bàn phát triển năng động của Vùng, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh về công nghiệp, phát triển dịch vụ đồng bộ phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp chủ lực và mũi nhọn, gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật trong các ngành kinh tế; (2) Tốc độ đô thị hóa - đây là một trong những động lực chính của tăng trưởng. Đặc biệt, việc phát triển đô thị Biên Hòa trở thành đô thị loại I và đóng vai trò là các cực phát triển trong hệ thống đô thị của vùng; phát triên các đô thị vệ tinh Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và các hành lang đô thị từ thành phố Hồ Chí Minh gắn kết với các hành lang đô thị hóa như QL1A, QL51, QL22, QL13 và QL50; (3) Việc thực hiện ba khâu đột phá chiến lược và sáu nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XII của Đảng đã xác định theo tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW. Việc đánh giá nàỵ sẽ cho thấy sâu hơn các nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ vừa qua.
    laodongthucongchiutacdong.JPG
                   Công nghiệp chế biến gỗ chiếm vị trí rất quan trọng


   Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cần đánh giá tổng quát về những kết quả chính yếu về thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, đột phá; đánh giá tổng quát kết quả thực hiện giai đoạn 2016­-2020 cần phân tích, làm rõ mục tiêu đạt được, những mục tiêu chưa đạt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Bổ sung đánh giá về việc phát triển logistic; số liệu về tỷ lệ nợ xấu; việc xây dựng lực lượng nòng cốt trong các tổ chức chính trị - xã hội.
    Về bài học kinh nghiệm, có ý kiến đề nghị sắp xếp lại cho mạch lạc, rõ ràng, logic của từng bài học kinh nghiệm theo hướng nên sắp xếp lại thành 04 bài học: Về công tác xây dựng Đảng (bao gồm cả nội dung kiểm tra, giám sát); về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; về xây dựng đội ngũ cán bộ; về phát huy vai trò của nhân dân.
    Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm bài học về công tác xây dựng Đảng bộ, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và phương châm tự phê bình và phê bình. Phát huy tính dân chủ trong Đảng bộ và nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, nói thẳng, nói thật, tránh che dấu khuyết điểm, nể nang.

Nguyễn Thị Oanh