Qua 05 năm (2016-2020)
triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh đạt
104% so với kế hoạch được giao. Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại
trong và ngoài nước, doanh nghiệp của tỉnh (đối tượng thụ hưởng từ chương
trình) đã nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của từng mặt hàng, từng thị trường cụ
thể, qua đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, đẩy mạnh kim ngạch xuất
khẩu, tăng doanh thu… Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2016 đạt 15,3 tỷ USD,
năm 2017 đạt 16,9 tỷ USD, năm 2018 đạt 18,6 tỷ USD, năm 2019 đạt 19,7 tỷ USD,
năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19 kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt
18,7 tỷ USD.
Các sản phẩm của doanh nghiệp Đồng Nai tham gia gian hàng chung của tỉnh Đồng Nai
tại hội chợ Lifstyle Việt Nam
Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được
tổ chức tại các huyện trên địa bàn tỉnh, giúp người tiêu dùng nông thôn có điều
kiện tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, hàng hóa có chất lượng của Việt Nam với giá cả cạnh tranh, từ đó tạo chuyển biến về ý thức trong nhân
dân sử dụng sản phẩm do chính các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Ngoài ra, chương
trình còn có tác dụng tuyên truyền lan tỏa rộng rãi đến đông đảo bà con nhân
dân, công nhân, người lao động biết và hưởng ứng, tạo niềm tin sử dụng hàng
Việt, xa dần nhu cầu sính hàng ngoại, góp phần tạo nên một thị trường hàng Việt
vững chắc. Kết quả, qua 5 năm triển khai thực hiện, đã tổ chức 45 phiên chợ
hàng Việt về nông thôn với sự tham gia của 752 lượt doanh nghiệp với 1.376 gian
hàng, doanh thu đạt 13.317 triệu đồng, thu hút 199.700 lượt khách tham quan,
mua sắm; triển khai xây dựng 23
điểm Tự hào hàng Việt tại các huyện và TP. Long Khánh, trong đó có 2
điểm từ ngân sách Trung ương, đạt 131% so với kế hoạch đề ra; tổ
chức 14 phiên chợ công nhân tại
các khu công nghiệp, nông trường cao su trên địa bàn tỉnh, chương trình
đã qui tụ được 607 gian hàng của 292 lượt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với
số khách tham quan là 93.700 lượt, doanh thu đạt 6.109 triệu đồng; tổ chức 176
chuyến hàng về nhà máy và khu công nghiệp với tổng số lượt doanh nghiệp tham
gia là 1.046 lượt doanh nghiệp, thu hút 470.600 lượt khách tham quan mua sắm,
doanh thu đạt 24.399 triệu đồng…
Về hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh: Các chương trình hội chợ
ngoài tỉnh được Trung tâm XTTM chắt lọc một cách chặt chẽ, phù hợp với ngành
hàng từng thị trường, với điều kiện và khả năng của các doanh nghiệp trong tỉnh
đã tạo cầu nối giao thương giúp doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu và kết nối
nhau, tìm kiếm nhà phân phối tạo nên những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Với hình thức giới thiệu trực tiếp thông tin sản phẩm đến khách hàng, đồng thời
nhận được phản hồi trực tiếp của khách hàng thông qua việc trao đổi, thăm dò ý
kiến hay mời dùng thử sản phẩm…, giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác,
trao đổi hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh đầu tư, chuyển giao công nghệ hoặc khảo
sát mẫu mã, thị hiếu, tìm kiếm, ghi dấu ấn về thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của
mình.
Bên cạnh những kết quả
đạt được, hoạt động xúc tiến trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn, hạn chế
như:
- Việc xây dựng chương
trình do chưa lường hết được diễn biến của tình hình chính trị
xã hội kinh tế của thế giới
và thiên tai xảy ra trong nước, tính chất phức tạp của thị trường nên còn phát sinh
ngoài dự kiến nhiều chương trình.
- Một số địa phương và các doanh nghiệp
vẫn chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động xúc tiến mà Trung tâm tổ chức, chủ
yếu do Trung tâm chủ động mời gọi, dẫn đến thành phần tham gia chương trình
chưa đa dạng và phong phú.
- Phần lớn doanh nghiệp tham gia Hội chợ trong
nước chỉ với mục đích bán hàng để thu
lợi nhuận tức thời, chưa nhận thức được vai trò của Hội chợ triển lãm mang lại. Do đó các doanh nghiệp chưa tập trung đầu tư về trang trí, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng cũng như nghiên
cứu thị trường tại địa phương.
- Kết
nối tiêu thụ sản phẩm nông, công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do các doanh
nghiệp, HTX, trang trại đa số có quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu cầu về số
lượng, chất lượng, quy cách sản phẩm, chứng nhận an toàn thực phẩm; kinh
nghiệm trên thương trường và năng lực cạnh tranh chưa cao. Trong đó các
cấp, ngành chưa thực hiện theo đúng quy hoạch, định hướng cho bà con nông dân nên xảy ra
tình trạng sản xuất cảm tính, dẫn đến cung vượt cầu quá nhiều so với nhu cầu xã
hội, gây khó khăn cho việc tiêu thụ.
- Việc tổ chức các hội
chợ tại Trung tâm tổ chức hội nghị sự kiện tỉnh: Ngoài 4 hội chợ hàng năm theo
chương trình XTTM của tỉnh, các doanh nghiệp tự tổ chức thêm các hội chợ khác
do đó dẫn đến số lượng hội chợ trong năm (tại Trung tâm tổ chức hội nghị sự
kiện tỉnh) quá nhiều, các doanh nghiệp không có nhân sự để liên tục tham gia
các hội chợ, dẫn đến khó khăn trong việc mời gọi Doanh nghiệp tham gia, chất
lượng sản phẩm tại hội chợ chưa cao
- Việc
bám sát, theo dõi nắm bắt tình hình sau khi hỗ trợ ký kết hợp đồng tiêu sản
phẩm nông sản, thủy hải sản chưa thường xuyên, kịp thời.
Nguyễn Bình