Trước đó, theo đề nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã đã triển khai lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật với nhiều ý kiến góp ý cụ thể. Bên cạnh đó, Thường trực HĐND tỉnh quan tâm đề nghị bổ sung quy định đối với việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với đại biểu hoạt độngchuyên trách ở HĐND các cấp để thống nhất về thẩm quyền trình và khen thưởng đối với người hoạt động dân cử.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày
dự thảo dự án Luật Thi
đua Khen thưởng (sửa đổi) tại kỳ họp
Tại buổi thảo luận tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục tham gia góp ý với nhiều nội dung, cụ thể: việc quy định tính liên tục để làm cơ sở cho việc xét công nhận thi đua ở những lần khen thưởng tiếp theo là không phù hợp, vì trên thực tế rất khó thực hiện được nội dung này, do tỉ lệ khen thưởng chưa phù hợp, kiến nghị Ban soạn thảo nên nghiên cứu bỏ quy định về thời gian khen thưởng liên tục, tuy nhiên cũng cần có quy định số năm nhất định để làm cơ sở khen thưởng. Về việc tặng danh hiệu “Thanh niên xung phong”, đa số các đại biểu có ý kiến nên bổ sung, vì trên thực tiễn đối tượng được khen thưởng không còn nhiều, đồng thời việc khen thưởng nhằm tôn vinh, ghi nhận sự cống hiến đóng góp của họ, cho nên việc khen thưởng đối tượng này là phù hợp.
Trong bình xét thi đua vẫn còn những bất cập do quy định về tỷ lệ bình xét. Trên thực tế, đa số xét khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị như thế sẽ không tạo ra được sự khuyến khích, động viên trong thi đua, kiến nghị cần xem xét để có quy định cho phù hợp; bên cạnh đó, đại biểu có ý kiến các phong trào thi đua phải có sự tổng kết nếu không sẽ khó đánh giá được hiệu quả mang lại. Ngoài ra, đa số các đại biểu có ý kiến đối với việc đăng ký thi đua hàng năm không cần thiết, trong trường hợp đặc biệt thì do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định khen thưởng nhằm tạo sự linh hoạt trong công tác xét công nhận thi đua.
Nguyễn Hương