Triển khai một số nội nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giám sát của Quốc hội và UBTVQH năm 2022

Đăng ngày: 16/12/2021
​Ngày 10/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản số 99/UBTVQH15-GS về việc triển khai một số nội nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giám sát của Quốc hội và UBTVQH năm 2022.
 

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát năm 2022 và thành lập các Đoàn giám sát chuyên đề năm 2022, Kế hoạch số 80/KH-UBTVQH15 ngày 01/11/2021 về triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022, để triển khai chương trình giám sát của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội đạt hiệu quả, hiệu lực, chất lượng, yêu cầu đề ra, ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan:

- Triển khai thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các nội dung, chương trình hoạt động giám sát theo Kế hoạch số 80/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát năm 2022, trong đó ưu tiên cho các chuyên đề giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần bám sát các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế tổ chức thực hiện hoạt động giám sát; tiếp tục kế thừa và phát huy kinh nghiệm trong hoạt động giám sát để đổi mới phương thức, cách thức giám sát, xây dựng báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn bảo đảm chất lượng, khả thi, ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ hoạt động giám sát.

- Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đề ra trong các Kế hoạch giám sát chi tiết của 04 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong đó chú trọng đến tiến độ và chất lượng các báo cáo theo yêu cầu đã đề ra.

 10.1 QH thao luan ve công tác thi hành án.jpeg
Hình kỳ h​ọp 2-QH khóa XV

Các cơ quan được giao chủ trì tiếp tục tập trung, tích cực để hoàn thành chương trình, kế hoạch đã đề ra; phải xác định được trách nhiệm giải trình của các cấp, các ngành, các tổ chức, các đơn vị, các cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm người đứng đầu đối vói từng lĩnh vực được giám sát; tăng cường vai trò của từng thành viên Đoàn giám sát; giám sát phải theo tận cùng từng vấn đề được giám sát, kết hợp giữa phương pháp giám sát tổng hợp và giám sát chi tiết, bảo đảm khoa học, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; đồng thời, phải huy động được tổng lực các cơ quan chức năng, các lực lượng tham gia các cuộc giám sát. Trên cơ sở tổng hợp các báo cáo của các cơ quan, các Đoàn giám sát chủ động đề xuất các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi tổ chức giám sát trực tiếp. Những vấn đề lớn, phát sinh hoặc có ý kiến khác nhau kể cả về nội dung, chương trình làm việc phải sớm báo cáo đồng chí Trưởng Đoàn để xử lý kịp thời, không để ảnh hưởng đến kết quả, tiến độ. Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, ban hành kế hoạch và tồ chức triển khai theo yêu cầu của các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các cơ quan chịu sự giám sát chủ động bám sát các kế hoạch giám sát chi tiết, kịp thời kiến nghị, đề xuất với các Đoàn giám sát về những vấn đề phát sinh hoặc những vấn đề liên quan; có trách nhiệm báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết về nội dung theo yêu cầu.

Thống nhất bổ sung dự thảo Nghị quyết này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất theo quy trình tại một kỳ họp

 Nguyễn Hương