Thực hiện Kế hoạch của BCH Đảng bộ
tỉnh, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp đã triển khai nghiên cứu xây dựng chính sách về hỗ trợ phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; phối hợp đơn vị tư vấn xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, Đề
án phát triển vùng sản xuất tập trung, Dự án đánh giá chất lượng đất nông
nghiệp, để đánh giá về đất đai, nguồn nước, điều kiện sinh thái, xác định các
sản phẩm nông nghiệp chủ lực làm cơ sở đầu tư hình thành các vùng sản xuất hữu
cơ, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao; phối hợp với các địa phương tiếp tục kêu gọi đầu tư đối với 60 dự án với quy mô khoảng 19.000 ha (trong đó: lĩnh vực
nông nghiệp 50 dự án; thủy lợi 03 dự án; nước sạch nông thôn 07 dự án); triển khai thực hiện
các nội dung về nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ, đào tạo theo Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Sở với Trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Huế; phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn được 14 đề xuất nhiệm vụ
KHCN đối với các lĩnh vực của ngành để trình UBND tỉnh phê duyệt (trồng trọt 03 đề xuất; thủy sản 03 đề xuất;
CNSH 05 đề xuất; lâm nghiệp 03 đề xuất). Một số kết quả đạt được:
Trong
lĩnh vưc trồng trọt: đang triển khai xây dựng 80 mô hình sản xuất theo hướng
hữu cơ với quy mô 1.454,42 ha
cây trồng và 23,72 ngàn vật nuôi; gần
150 ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới; giám sát và hoàn
thiện hồ sơ trình công nhận mới 12 vùng trồng và 5
cơ sở đóng gói để xuất khẩu sản phẩm chuối, sầu riêng. Lũy kế đến nay toàn
tỉnh có 120 mã số vùng trồng và 53 mã số nhà
đóng gói xuất
khẩu đi thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Úc, New Zealand,..; phong trào tự sản xuất, ứng dụng lợi
khuẩn Probiotic (IMO) và nấm men rượu (MEVI) để tạo ra phân bón hữu cơ,
thuốc bảo vệ thực vật, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ
phục vụ sản xuất trồng trọt được nông dân quan tâm ứng dụng, đến nay đã ứng
dụng cho trên 270 ha cây ăn quả, rau màu, tăng 30 ha so năm
2021, tiêu biểu trong đó là huyện Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ.
Mô hình trồng rau trong nhà màng tại huyện Long Thành
- Chăn
nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn (heo, gà chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 90%); duy trì khoảng 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín; 11,5% trang trại ứng dụng công
nghệ tự động hóa trong chăn nuôi; gần 90 % trang trại chăn nuôi có
hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn; khoảng 45% tổng đàn heo, 31 % tổng đàn gà của các
doanh nghiệp được truy xuất nguồn gốc; 150 trang trại và 07 tổ
hợp tác chăn nuôi đạt chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP, với sản lượng cung
ứng ra thị trường với khoảng 110.000 tấn thịt heo/năm và 55.000 tấn thịt
gà/năm; duy trì 07 vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện. Đồng thời phối hợp với Cục Thú y khảo sát và xây dựng 3
vùng an toàn dịch bệnh đáp ứng tiêu chuẩn OIE phục vụ xuất khẩu.
- Tỷ
lệ giá trị sản phẩm thủy sản chủ lực (cá, tôm) sản xuất theo quy trình an toàn
thực phẩm đạt gần 40%;
một số mô
hình nuôi tôm thâm canh tiếp tục được triển khai nhân rộng
với diện tích đến nay là 302,5 ha, tiêu biểu như mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng ứng dụng công nghệ cao (CPF Combine) tại huyện Nhơn Trạch, Long Thành đến
nay có 77 hộ nuôi với tổng diện tích
gần 156 ha (tăng 11 hộ với diện tích 15
ha so năm 2021), cho lợi nhuận khoảng 600 – 800 triệu đồng/ha; tiếp tục
hướng dẫn các hộ nuôi duy trì 14 vùng nuôi thủy sản đạt chứng nhận an toàn thực
phẩm với quy mô 401,75 ha và 80.366 m3 lồng/bè, tổng sản lượng
15.282 tấn cá, tôm các loại.
Nguyễn Bình