Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế suy giảm đáng kể. Trong năm 2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh, hàng loạt doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản phẩm, lao động thất nghiệp, hàng hóa tồn kho. Từ quý IV năn 2021 đến nay, khi dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh bước vào trạng thái bình thường mới, nên sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi, thị trường xuất khẩu thuận lợi, hợp đồng xuất khẩu tăng khá; nhu cẩu sử dụng hàng hóa từ thị trường trong nước kích thích nền sản xuất, cung ứng hàng hóa phát triển. Kinh tế phục hồi, phát triển đi theo đó là tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Nếu như trước đây, thời điểm chưa bùng phát đại dịch, người tiêu dùng có thói quen mua sắm trực tiếp, thì nay người tiêu dùng chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến và hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến và được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ buôn bán, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xử và gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, xử lý do việc xác minh, truy tìm đối tượng kinh doanh cũng như các kho hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Thực trạng này đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Trong kỳ, trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ các đối tượng vi phạm kinh doanh hàng hóa dưới hình thức livestream trực tuyến, chạy quảng cáo và bán hàng trên mạng xã hội facebook, sau đó chốt đơn do khách hàng đặt, in đơn hàng, đóng gói các mặt hàng để gửi cho khách thông qua các đơn vị vận chuyển là J&T Express và giao hàng nhanh; hàng hóa vi phạm thường là quần áo, mắt kính, thiết bị điện thoại di động, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là những mặt hàng giả, không nguồn gốc xuất xứ
Kết quả 02 năm, lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 17 vụ vi phạm trong h oạt động thương mại điện tử, tăng 20% so cùng kỳ. Trong đó có 04 vụ về hàng n hập lậu; 11 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế, 02 vụ hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; khởi tố 1 vụ 1 đối tượng (tăng 100% so với cùng kỳ năm 2021), 15 đối tượng (tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021, xử phạt hành chính 656.750.000 đồng, đã xử lý các vụ việc vi phạm h ành chính, đưa vào tin báo tội phạm 02 vụ, 02 đối tượng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, buôn bán hàng giả (hiện đang tạm đình chỉ), thu nộp ngân sách nhà nước 6567.750.000 đồng tăng 109% so cùng kỳ. Lực lượng công an phát hiện 08 vụ, 08 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong đó kinh doanh hàng nhập lậu 04 vụ (04 đối tượng), kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ 03 vụ (03 đối tượng), xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu 01 vụ (01 đối tượng), vật chứng thu giữ gồm 7.661 mắt kính; 176 tai nghe điện thoại di động, 3.975 sản phẩm quần áo, giày dép mỹ phẩm, mặt nạ dưỡng da, nước hoa, dầu gội, sữa tắm, xịt khử mùi.
Kim Chung