HĐND các địa phương cần bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng; bảo
đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội; tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trong việc
chuẩn bị các kỳ họp HĐND, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo của công dân, giám sát chuyên đề, giải trình, tiếp xúc cử
tri; duy trì tổ chức Hội nghị giao ban Thường trực HĐND tỉnh với HĐND cấp
huyện; bảo đảm các điều kiện hoạt động của đại biểu HĐND cấp tỉnh theo quy định
của pháp luật, nhất là công nghệ thông tin và tăng cường bồi dưỡng, tập huấn
kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND các cấp, công chức, viên chức Văn phòng
Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh...
Kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết của cấp trên bằng NQ của HĐND
Kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Quốc hội, Chính
phủ, Nghị quyết đảng bộ tỉnh, thành phố và quy định của pháp luật thành Nghị
quyết của HĐND và triển khai có hiệu quả trong thực tế, trong đó có Nghị quyêt
của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của 06 vùng kinh tế; rà soát, xây dựng
phương án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030 theo tinh thần Kết luận
số 48-KL/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của trung ương. Chủ động
tham mưu cấp ủy đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ,
đảng viên về vai trò, vị trí của HĐND trong hệ thống chính trị. HĐND giữ vai
trò quan trọng trong đổi mới quản trị ở địa phương theo hướng hiện đại, hiệu
lực, hiệu quả. Nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia
của người dân, của doanh nghiệp, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ nhân
dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công
khai, minh bạch.
Một cuộc họp giữa Thường trực HĐND và UBND tỉnh
Thường trực HĐND các địa phương cần bám sát chỉ đạo của cấp ủy Đảng sớm
chuẩn bị phương hướng nhân sự đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2026-2031, tiếp tục đổi
mới công tác quy hoạch đại biểu chuyên trách, quan tâm xây dựng nhân sự Trưởng
ban HĐND có vị trí trong cẩp ủy địa phương, nhằm xây dựng đội ngũ đại biểu kế
cận thật sự coi trọng chất lượng; xử lý nghiêm, kịp thời các trường họp sa sút
phẩm chất đạo đức, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật, không còn xứng đáng
với sự tin tưởng của cử tri và nhân dân địa phương nhằm nâng cao hơn nữa vai trò,
trách nhiệm, năng lực, uy tín của đại biểu HĐND các cấp, gắn chặt với nâng cao
chất lượng hoạt động của Tổ đại biểu HĐND. Đồng thời phát hiện, đề xuất với cấp
ủy giới thiệu Đảng đoàn Quốc hội những nhân sự có uy tín, năng lực vượt trội
đáp ứng yêu cầu đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương.
Thực hiện tốt các hoạt động giám sát trong kỳ họp như xem xét báo cáo của
các cơ quan; chất vấn và trả lời chất vấn; xây dựng kế hoạch và các giải pháp
khả thi cụ thể để tiến hành nghiêm túc, bảo đảm sâu sát, thực chất hơn trong
việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do HĐND bầu, cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu về tình hình thực hiện nhiệm vụ của
người được HĐND lấy phiếu tín nhiệm từ đầu nhiệm kỳ cho đến lúc lấy phiếu về
từng lĩnh vực và từng cá nhân, bảo đảm đầy đủ thông tin để đại biểu HĐND đánh
giá sát thực hơn về uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao,
giúp cán bộ tự soi, tự sửa, tiếp tục phấn đấu rèn luyện trong công tác và là cơ
sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán
bộ, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ, góp phần
thực hiện có hiệu quả cao Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị
về việc lấy phiếu tín nhiệm đổi với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong
hệ thống chính trị; đồng thời, tổ chức hoạt động giám sát theo chuyên đề và
phối hợp, tham gia có hiệu quả vào chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH,
các cơ quan của Quốc hội.
Các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình tiếp tục nghiên cứu, rà soát,
kiến nghị UBVQH hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền
địa phương và HĐND các cấp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày
09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
giai đoạn mới; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn
bản pháp luật có liên quan kịp thời thể chế hóa các nội dung của 06 Nghị quyết
của Trung ương về phát triển 06 vùng kinh tế - xã hội của cả nước.
Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, cơ quan
thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tăng cường phối hợp chặt
chẽ với HĐND các tỉnh, thành phố trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, khảo sát, giải
trình, hội thảo... Qua đó cung cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động,
góp phân nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị và
hoạt động của cơ quan dân cử nói chung theo đúng Kế hoạch số 389/KH-UBTVQH5
ngày 26/12/2022 của UBTVQH về việc triển khai thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, hướng dẫn của UBTVQH
đổi với hoạt động của HĐND.
Ban Công tác đại biểu tham mưu UBTVQH ban hành Quy chế làm việc mẫu của
HĐND cấp tỉnh để bảo đảm tính thống nhất trong quy trình, thủ tục thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn phù hợp
với Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín
nhiệm đôi với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị;
Duy trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác HĐND một lần/năm, đối với 05 thành
phố trực thuộc trung ương sẽ nghiên cứu để có hình thức tổ chức tổng kết phù
hợp; tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương được đổi mới theo hướng chia theo 03 khu vực: Bắc, Trung, Nam do các tỉnh,
thành phố trong khu vực luân phiên đăng cai tổ chức và tổ chức 2 lần/nhiệm kỳ
(vào khoảng tháng 8 của năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kỳ). Riêng nhiệm kỳ
2021- 2026 sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ hai vào tháng 8/2024; duy trì mời đại
diện HĐND tham dự kỳ họp Quốc hội; tổng hợp, đề xuất với UBTVQH giải quyết
những kiến nghị của HĐND các địa phương và tham mưu, giúp UBTVQH chuyển ý kiến,
kiến nghị đề xuất tại Hội nghị đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải
quyết theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Oanh