Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết
Có 05 quan điểm được tóm tắt như
sau:(1) Bảo đảm tuân thủ các quy định
của Hiến pháp 2013, phù hợp với định hướng phát triển tại Nghị quyết số 24 của
Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam bộ, Nghị quyết số 31 của
Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số
81 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia. (2) Quy định một số cơ chế,
chính sách đặc thù để phát triển Thành phố thuộc thẩm quyền của Quốc hội. (3)
Việc xây dựng cơ chế, chính sách không phải chỉ riêng cho Thành phố mà còn tạo
điều kiện cho Thành phố phát huy vai trò là đầu tàu, dẫn dắt phát triển kinh tế
của cả nước.(4) Cho phép tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách thực hiện đạt
kết quả tại Nghị quyết số 54/2017/QH14; bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp
đang được thí điểm tại một số địa phương và một số cơ chế chính sách có trong dự
thảo Luật đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi dự kiến trình Quốc hội thời gian
tới. (5) Quy định cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố phải có trọng tâm,
trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và thực hiện tăng cường phân cấp, ủy quyền cho
Thành phố, gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát minh bạch, hiệu quả. Xét về tính mới
và kế thừa, dự thảo Nghị quyết gồm 4
nhóm cơ chế, chính sách (CCCS)
cụ thể.
Đại biểu tại Kỳ họp thứ 5
Về các cơ chế, chính sách được quy định tại
các nghị quyết đặc thù của các địa phương khác, TP chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa dưới 500ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phân cấp TP
phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch; được quy định về các chính sách thu hút
và giữ chân nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ.
Đối với các cơ chế, chính sách được quy định
tại các dự thảo Luật đang trình Quốc hội cho ý kiến, TP xây dựng và ban hành hệ
số điều chỉnh giá đất; bồi thường về đất; tiền thuê đất, sử dụng quỹ đất do nhà
nước quản lý.
Dự thảo nghị quyết cũng đưa ra các cơ chế,
chính sách mới, đột phá, có tác động lan tỏa gồm TP được sử dụng vốn đầu tư
công của ngân sách TP ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam thực hiện
cho vay hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm; áp dụng thí điểm mô hình phát
triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông.
Chính phủ cũng đề xuất cho TPHCM được
thành lập Sở An toàn thực phẩm có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật,
xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh
Dự thảo cũng quy định số lượng cấp phó của
UBND TPHCM và UBND phường, xã, thị trấn; quy định việc bầu, tuyển dụng, quản
lý, sử dụng cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường.
TPHCM cũng được quyết định thành lập, tổ chức
lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quy định phân cấp, ủy quyền
một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TPHCM cho
HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức; quy định việc HĐND TPHCM thành lập một số
ban, phòng ban, văn phòng thuộc TP Thủ Đức.
Thành phố cũng được sử dụng ngân sách địa
phương để thực hiện dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng,
liên vùng; mở rộng lĩnh vực áp dụng đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự
án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa...
Kim Chung