Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Tại
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật, với 77
lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại tổ, 15 lượt ý kiến phát biểu tại hội
trường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị đại biểu chuyên trách
thảo luận về dự án Luật và xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội. Sau khi tiếp
thu, chỉnh lý, dự thảo gồm 7 Chương, 54 Điều, trong đó đã sửa đổi, bổ sung về
nội dung tại 36 Điều; Sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật tại 05 Điều; bố cục lại 01
Chương, bỏ 03 Điều, bổ sung 02 Điều và một số nội dung khác.
Sau
khi nghe báo cáo tiếp thu, giải trình, Quốc hội tập trung thảo luận các nội
dung: Phạm vi điều chỉnh, khái niệm, giải thích từ ngữ, thuật ngữ, trách nhiệm
quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành khác, chữ ký số chuyên dùng, dịch vụ tin
cậy tại doanh điện tử, cơ quan cấp phép cho tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy.
Trong đó, đa số bày tỏ đồng tình với dự thảo giao Bộ Thông tin và Truyền
thông thực hiện chức năng quản lý về giao dịch điện tử. Tuy nhiên, cần
làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ có liên quan; Đặc biệt, cần xem
xét vấn đề này dưới góc độ quốc phòng, an ninh quốc gia. Đối với
vấn đề chữ ký điện tử số công vụ, sự tách bạch giữa chữ ký số công
vụ phải được sử dụng mật mã cơ yếu để nghiên cứu theo Luật Bảo vệ bí
mật Nhà nước. Đồng thời, các đại biểu cũng đề nghị rà soát, chỉnh lý kỹ
thuật để đảm bảo thống nhất,…
Đại biểu thảo luận tại Hội trường
Có ý kiến đại biểu đề nghị rà soát các luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất trong việc
xác định nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự, dân sự và hành chính công là dữ
liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các
hình thức khác (Điều 14). Về vấn đề này,
UBTVQH đã
chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan hữu quan, nghiên cứu kỹ
lưỡng và tiếp thu ý kiến xác đáng của các vị ĐBQH. Trên cơ sở rà soát hệ
thống pháp luật và tình hình triển khai thực tế, quy định tại Điều 14 đã được thống nhất
chỉnh lý trong dự thảo Luật theo hướng: giá
trị dùng
làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào
độ tin cậy của cách thức khởi tạo, gửi, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu;
cách thức bảo đảm và duy trì tính nguyên vẹn của thông điệp
dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo, gửi, nhận thông điệp dữ liệu và các
yếu tố phù hợp khác;...Để đảm bảo thực thi
trên thực tế, khoản 3 Điều 14 dự thảo Luật đã quy định thông điệp dữ
liệu khi được dùng làm chứng cứ thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật
về tố tụng trên cơ sở đã thống nhất với các cơ quan tư pháp.
Đại biểu thảo luận tại Hội trường
Có ý kiến cho rằng cần quy định cụ
thể về việc chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại để phù hợp thực tiễn ngành ngân hàng, hải
quan. Về nội dung này, tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Điều 15 đã được chỉnh
lý nội dung yêu cầu chuyển đổi cần
đáp ứng và giao Chính phủ quy định chi tiết, thể hiện như trong
dự thảo Luật, phù hợp với thực tiễn ngành ngân hàng, hải quan.
Kim Chung