Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường
Đánh giá năm 2022, có 02/12 chỉ tiêu chủ yếu không đạt mục tiêu đề ra (số
đã báo cáo Quốc hội là 01 chỉ tiêu không đạt) do có thêm chỉ tiêu tỷ trọng công
nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP chỉ đạt 24,76% (số đã báo cáo Quốc hội là
khoảng 25,7-25,8%), thấp hơn mục tiêu đề ra (25,7-25,8%). Nguyên nhân do trong
Quý IV/2022, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đối mặt với khó khăn, thách
thức gia tăng; giá xăng dầu, nguyên liệu, vật tư đầu vào biến động mạnh; thiếu
hụt nguồn cung đầu vào, tăng chi phí sản xuất; xuất khẩu gặp nhiều thách thức
khi đơn hàng, các thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp do sức cầu suy
giảm... Trong khi đó, năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế vẫn phụ
thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Những yếu tố trên đã tác động và
tạo sức ép rất lớn lên mức tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
trong năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình một số nội dung thảo luận của đại biểu
Bên cạnh đó, chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế còn chậm, chưa
theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; một bộ phận lao động phải chuyển sang
những công việc mới, lĩnh vực chuyên môn mới, hoạt động kinh tế mới đòi hỏi sự
đầu tư về thời gian học tập, nghiên cứu, thích nghi, đã ảnh hưởng không nhỏ tới
năng suất lao động của doanh nghiệp và năng suất lao động chung của cả nước.
Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với KHCN, đổi mới sáng tạo làm động lực chủ yếu
nhằm tạo bước đột phá về năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng sẽ là nền
tảng, yêu cầu cấp thiết cho phục hồi và phát triển KTXH nước ta thời gian
tới.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường
Kim Chung