Đại biểu Quốc hội Bùi Xuân Thống phát biểu ý kiến về sửa đổi bổ sung dự thảo luật
- Tại mục c, khoản 2, Điều
15 đề nghị Ban Soạn thảo sửa đổi cụm từ “mã
số định danh cá nhân” thành “Thẻ căn
cước” quy định như sau: “c) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh
đối với công dân dưới 14 tuổi chưa được cấp Thẻ căn cước”. Vì khi dẫn chiếu
sang dự thảo Luật Căn cước đang được lấy ý kiến góp ý thì đối với công dân dưới
14 tuổi có thể được cấp thẻ căn cước nếu có nhu cầu và mã số định danh thì được
cấp từ khi sinh ra và ghi nhận trong Giấy khai sinh hiện nay, trường hợp những
giấy khai sinh cấp trước đây không có mã số định danh thì công dân có thể liên
hệ Công an phường xin cấp mã số định danh cá nhân.
- Tại mục c, khoản 1a Điều 16 đề
nghị Ban Soạn thảo bổ
sung thêm từ “Thẻ căn cước” quy định như sau: “c)
Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân và Thẻ căn cước đối với
trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu
đã cấp lần gần nhất”. Vì khi dẫn chiếu sang dự thảo Luật Căn cước
đang được lấy ý kiến góp ý thì khi dự thảo Luật Căn cước có hiệu lực thì những
trường hợp cấp mới, cấp đổi cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Thẻ căn cước thay vì cấp
Thẻ Căn cước công dân như hiện nay.
Đại biểu tại phiên thảo luận tại Hội trường Kỳ họp 5
- Đề nghị Ban soạn thảo khi nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cần dẫn
chiếu sang dự thảo Luật Căn cước hiện cũng đang được lấy ý kiến hoàn chỉnh
trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2023 sao cho đồng bộ và thống nhất.
Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tấn báo chí bên lề kỳ họp
- Việc
bổ sung, điều chỉnh các quy định trên thực chất tạo điều kiện hỗ trợ công dân
Việt Nam được cấp hộ chiếu nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu trở về nước theo quy định,
công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng hộ chiếu Việt Nam đi lại, đầu
tư, thăm thân nhân; công tác đối ngoại, công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho
công dân Việt Nam ở nước ngoài được đảm bảo; Giữa lực lượng Công an và Ngoại
giao có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, xuyên suốt; Qua đó xây dựng được hình
ảnh, thể diện, uy tín con người, đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy,
việc sửa đổi, bổ sung Luật phải đạt được 03 nội dung liên quan đến lĩnh vực ngoại
giao và công tác đối ngoại đó là: Cấp hộ chiếu theo hình thức rút gọn cho các
trường hợp khẩn cấp ở nước ngoài, các thủ tục cấp hộ chiếu cho công dân Việt
Nam ở nước ngoài; Bổ sung quy định Phó Tùy Viên Quốc
phòng tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc
tế liên Chính phủ, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thuộc đối
tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao; Quy định Bộ Công an chủ trì đề xuất đàm
phán, ký kết các Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế liên quan đến nhận trở lại
công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú.
Kim Chung