Những vấn đề xoay quanh Chủ đầu tư, là nội dung rất được chú ý khi thảo luận về Luật Kinh doanh bất động sản

Đăng ngày: 23/06/2023
​Đại biểu Quốc hội khi thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 về dự án Luật Kinh doanh bất động sản, cho rằng năng lực tài chính và trách nhiệm của Chủ đầu tư, là vấn đề rất đáng lưu tâm.

202305241556467378_13.jpg
Đại biểu Quốc hội tham gia Kỳ họp thứ 5 Khoá XV

Tại điểm c khoản 1 Điều 10 của luật quy định ngoài các điều kiện về vốn chủ sỡ hữu, điều kiện về vốn chủ sở hữu trên tổng số vốn đầu tư, còn quy định thêm điều kiện là phải đảm bảo khả năng huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên theo Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu cũng đã có quy định rõ việc chủ đầu tư phải đảm bảo năng lực tài chính trong quá trình thẩm định hồ sơ của dự án đầu tư, hồ sơ dự thầu và sự chấp thuận đầu tư, đã có rà soát về việc chủ đầu tư chứng minh năng lực tài chính nên việc quy định thêm tại luật này là không cần thiết và có thể làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.

DSC_7664 (1).jpg
ĐBQH Bùi Xuân Thống- Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai thảo luận tại Kỳ họp

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản có bổ sung thêm điểm d quy định là chủ đầu tư dự án bất động sản phải đảm bảo tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên số vốn thuộc sở hữu của mình theo quy định của Chính phủ. Vấn đề này thì hiện nay Chính phủ chưa có quy định cụ thể về tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên tổng số vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hiện chỉ có các quy định liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu chưa đưa nội dung này vào dự thảo hoặc là chúng ta có thể đưa vào dự thảo nghị định của Chính phủ, về vấn đề này để chúng ta tiếp tục tham vấn ý kiến các chuyên gia, các đại biểu.

Điều 18 và Điều 24 về chủ đầu tư không được ủy quyền và được quy định tại nội dung về trách nhiệm của chủ đầu tư và nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Tại khoản 4 Điều 18 Luật Kinh doanh bất động sản quy định là chủ đầu tư không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà ở tại các dự án. Tại điểm c khoản 4 Điều 24 về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai cũng quy định chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm không ủy quyền cho người khác ký hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

z4366094406599_5d86628ef7533a2419298c88126a2793.jpg
Từ trái sang: Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, PBT TU Đồng Nai Quản Minh Cường, cùng các vị ĐBQH tỉnh Đồng Nai tại Kỳ họp thứ 5

Tuy nhiên, việc này tại Bộ luật Dân sự đã quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 138 có quy định là cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và bản chất của việc ủy quyền là việc thay mặt và nhân danh cá nhân, pháp nhân thực hiện các công việc nằm trong phạm vi được ủy quyền và bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm đối với hành vi bên nhận ủy quyền thực hiện, với điều kiện là không vi phạm quy định về đạo đức, không vi phạm về các quy định của pháp luật. Tại Bộ luật Dân sự cũng quy định rõ nội dung về hình thức, về thời gian, về phạm vi ủy quyền, điều kiện chấm dứt ủy quyền. Vì vậy, tôi cho rằng là đối với quy định này về nguyên tắc là không cho phép chủ đầu tư ủy quyền như trên là cần rà soát lại sự phù hợp của quy định của các bộ luật, để không ảnh hưởng đến nghĩa vụ và quyền lợi của chủ đầu tư.

Kim Chung