Đại biểu Quốc hội làm việc tại Kỳ họp thứ 5
Hiện nay, quy định pháp luật hiện hành gồm 3 lực lượng tham gia bảo vệ
ANTT ở cơ sở: Bảo vệ dân phố; Dân phòng và Công an xã bán chuyên trách. Việc
điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo
vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với kiện toàn lực lượng, tinh gọn đầu mối, giảm
chi ngân sách nhà nước; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn
cơ sở...Thêm đó, điều chỉnh thay đổi về vị trí, chức năng của lực lượng tham
gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sau khi được kiện toàn thành một lực lượng
thống nhất. Cần xác định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác,
bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ
sở với tính chất là lực lượng quần chúng tự nguyện, tự quản dưới sự quản lý của
chính quyền, tham gia hỗ trợ công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự
ở địa bàn cơ sở.
Đại biểu Quốc hội, thiếu tướng Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Sỹ Quang, thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 về dự án luật này
Về nguyên tắc, chức năng nhiệm vụ do lực lượng này tự nguyện tham gia.
Nhưng ở chương 2 dự thảo luật, đã bố trí
một khối lượng công việc thuộc nhiệm vụ từ Điều 7 cho đến Điều 11. Theo
đó, cần rà soát lại nhiệm vụ của lực lượng này so với số lượng đang tính toán
như hiện nay. Nhiệm vụ quy định tại Chương 2 là rất lớn, nên đại biểu đề nghị
phải rà soát chương 2 để phù hợp với vị trí, chức năng, đặc biệt là yếu tố
con người. Quy định về tiêu chuẩn cần phù hợp với từng nơi. Tuy nhiên, những chức
năng, nhiệm vụ này rất nặng nên là phải rà soát lại để cho phù hợp thiết kế,
làm sao cho đúng với tính chất của lực lượng. Bên cạnh đó, sẽ không chính có xu
hướng chính quy hóa, không hành chính hóa lực lượng này.
Cần đặt lực lượng này trong mối quan hệ với chính quyền, mối quan hệ với
Đảng ủy, với quan hệ với các lực lượng khác. Quốc hội Khóa 14 cũng đã đề cập, tức
là ngoài lực lượng tham gia mang tính chất của Nhà nước, phối hợp với công tác
với Đảng, với lại các đoàn thể phối hợp với các lực lượng khác như thế nào thì
luật cũng chưa nêu cụ thể. Nếu không xác định rõ thì các lực lượng tự quản
khác, ví dụ như là các tổ dân phố, tổ tự vệ, rồi như Thành phố Hồ Chí Minh còn
có câu lạc bộ hiệp sĩ…và các đoàn thể khác sẽ tham gia như thế nào, phối hợp với
dân quân tự vệ. Bảo vệ an ninh ở cơ sở khi có vấn đề, sự kiện hoặc bình thườngviệc
phối hợp trong luật cũng nói rồi nhưng cần quy định chặt hơn để phối hợp được
các lực lượng với nhau. Nếu giao các nhiệm vụ lớn mà quên các lực lượng khác
thì khi có vấn đề sẽ khó có sự phối hợp chặt chẽ.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ hop thứ 5
Liên quan đến chế độ chính sách. Theo đánh giá hiện nay mỗi tỉnh chi
trung bình một năm hơn 30 tỷ đồng, tỉnh ít cũng tầm 26 - 28 tỷ đồng, thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội lớn hơn. Nhiệm vụ của lực lượng này rất lớn, nhưng tính ra
1 người được 5 trăm nghìn đồng/tháng. Hiện các tỉnh, thành phố ở khu vực nông
thôn đang áp dụng dân phòng được hưởng 1,6 lương cơ bản. Còn ở thành phố, tổ bảo
vệ dân phố được 2,0. Nhưng nếu thành lập như thế này với ngân sách địa phương
chi, mỗi người được 500.000 đồng/tháng. Nếu chúng ta khẳng định lực lượng này
quan trọng, phải áp dụng chế độ, chính sách cao hơn, vì như này sẽ rất khó cho
huy động, trong đó có những người có thể đảm nhận vị trí 24/24, rất vất vả.
Tóm lại, đại biểu nhận thấy luật này là cần thiết nhưng phải rà soát lại
thật chặt chẽ, nhất là trong xác định số lượng, cơ cấu vị trí, chức năng, nhiệm
vụ và chế độ chính sách
Kim Chung