Vai trò của lực lượng công an đối với vấn đề an ninh trật tự ở cơ sở

Đăng ngày: 23/06/2023
​Thảo luận về vai trò của lực lượng công an đối với vấn đề an ninh trật tự ở cơ sở, Đại biểu Quốc hội  Nguyễn Sỹ Quang – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã có những ý kiến rất đáng chú ý.

202305261502333992_21.jpg

ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang trình bày Tờ trình về dự án Luật

Thời gian qua, hiện nay và sắp tới, an ninh trật tự ở cơ sở có nhiều phức tạp, bất ngờ. Theo đó, lực lượng này cần thiết để hỗ trợ cho lực lượng chính quy ở xã, là cánh tay nối dài của công an xã và nó rất chắc địa bàn cơ sở. Ví dụ tham gia hòa giải, nắm tình hình. Đi vào các thôn bản, nhất là các xã ở miền Bắc, chỉ cần hỏi gia đình nào đó về một gia đình khác thì họ nắm rất chắc, họ trả lời rất nhiều, rất rõ ràng. Đó là nét đặc trưng và là văn hóa làng xã của chúng ta.

Về mối quan hệ giữa lực lượng này với các lực lượng khác, còn các hội đoàn, tổ chức khác. Nếu một số địa phương có những mô hình đó thì nó vẫn tồn tại trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Về điều tiết sẽ công an và Ủy ban xã. Nếu có một sự kiện gì đó, nhà nước sẽ huy động toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân tham gia. Ví dụ cháy rừng, lực lượng này không phải đối tượng chính quy, không có nhiệm vụ trực tiếp mà chỉ tham gia hỗ trợ. Nhưng nếu theo Chỉ thị 46 và các chỉ thị của Đảng, Bí thư sẽ chỉ huy trực tiếp, Chủ tịch là trưởng ban, tất cả đều phải tham gia vào. Nếu có vấn đề nghiêm trọng xảy ra liên quan trật tự an toàn xã hội, công an sẽ chịu trách nhiệm điều phối. Còn nếu khẩn cấp về quốc phòng, pháp luật đã quy định, việc điều phối các lực lượng này cũng rõ ràng. Theo đó không cần phải có quy chế thêm, ở địa phương chủ thể nào chủ trì thì điều hành. Bản chất lực lượng này là tự nguyện, tự quản và tự phòng, không phải là luật chính quy.

z4348845677645_93c2be291dcbb720bb47d84623de86ae.jpg
ĐBQH Nguyễn Công Long, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp QH, thuộc đơn vị tỉnh Đồng Nai, tại một buổi họp giám sát của Đoàn ĐBQH tại địa phương

Về nhiệm vụ, lực lượng này phải bám vào 6 nhiệm vụ như của công an nhưng chỉ tham gia hỗ trợ. Báo cho Công an xã chính quy tình hình có vấn đề gì, an ninh trật tự ở cơ sở, nếu có xảy ra cháy thì cũng tham gia, chứ không chủ trì, cũng không thuộc đơn vị chính quy. Trong luật ghi là phải tham gia hỗ trợ công an xã và công an xã phải điều hành về vấn đề nghiệp vụ, nhiệm vụ để góp phần quan trọng và hiệu quả cho công an xã hơn. Hiện Bộ Công an không tăng biên chế công an xã chính quy, chỉ được 5 đồng chí, tới đây được khoảng 8 đồng chí nhưng cũng không thể đáp ứng tình hình ở địa phương. Vậy nên có lực lượng này sẽ đúng nghĩa là cánh tay nối dài, nguyên tắc là tự nguyện, tự quản chứ không phải điều hành bởi Luật viên chức, cán bộ, viên chức nên sẽ không có lương.

Còn về trang bị và nơi ở. Bây giờ không xây mới, gồm ở công an xã và ở nhà sinh hoạt cộng đồng. Những chỗ này là tùy tình hình địa phương, Chủ tịch xã sẽ bố trí địa điểm. Ví dụ nhà sinh hoạt cộng đồng ở Đồng Nai và các tỉnh, địa phương xa xôi khác, nếu không có ai ở sẽ xuống cấp, bỏ hoang, để trâu, bò vào phá hỏng. Bây giờ, Bộ Công an ra tiêu chí phải trên 1 nghìn mét vuông cho công an xã chính quy. Diện tích này rất rộng để chúng ta có thể bố trí vài trường hợp lực lượng bảo vệ trật tự trị an cơ sở.

z4394598134047_6617f556e27e9428873d1c09595d839f.jpg
                                Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 5


Về nghiệp vụ, công an sẽ huấn luyện về mặt nghiệp vụ, nhà nước trang bị về công cụ hỗ trợ và cần có phù hiệu, để có một diện mạo nghiêm túc và bài bản. Trong hoạt động và người dân sẽ thấy an tâm, tin tưởng hơn khi mà buổi tối đi tuần tra ở những vùng hẻo lánh, nếu có lực lượng này sẽ rất có tác dụng. Công tác phối hợp thì cũng đã rõ ràng, trưởng công an xã phải chịu trách nhiệm về điều hành vấn đề này. Bên cạnh đó, Chủ tịch xã cũng sẽ phải phối hợp trong những điều kiện, tình huống cụ thể.

Kim Chung