Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn bên lề Kỳ họp
Tờ trình của Chính phủ về Quỹ Dịch vụ viễn
thông công ích Việt Nam (tại Điều 34 của dự thảo luật) nêu rõ: dự thảo Luật kế
thừa các quy định của Luật hiện hành về việc duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông
công ích Việt Nam vì thực tế trong giai đoạn tới, để hoàn thành mục tiêu phát
triển hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, thành hạ tầng của nền kinh tế - xã
hội phục vụ mục tiêu chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển kinh tế số, xã hội
số cần một nguồn kinh phí rất lớn để phát triển và duy trì hạ tầng viễn thông, cung
cấp dịch vụ viễn thông phổ cập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn mà ngân sách nhà nước khó đảm đương.
Đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận tại Hội trường
Về bản chất, thông qua cơ chế đóng góp và sử
dụng nguồn tài chính từ Quỹ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng được hưởng
lợi, doanh thu sẽ tăng khi đời sống của người dân ở vùng sâu vùng xa được cải
thiện, nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông của người dân ngày càng cao.
Để khắc phục những bất cập của việc triển
khai hoạt động của Quỹ trong giai đoạn trước, các chương trình viễn thông công
ích giai đoạn sau sẽ xác định rõ mục tiêu hỗ trợ của Quỹ, các quy định về đóng
góp và giải ngân thực hiện theo nguyên tắc thu và chi tương ứng, chưa có nhiệm
vụ chi thì không thu để tránh tồn dư Quỹ.
Quang cảnh một phiên thảo luận Tổ 16 gồm các Đoàn ĐBQH Đồng Nai, Hà Tĩnh, Cao Bằng, do Tổ trưởng là Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng Trần Hồng Minh điều hành
Cơ bản,
đại biểu tán thành duy trì quỹ này nhưng đề có quy định cụ thể về trách nhiệm đối
với xã hội trong sử dụng. Trong thời gian chống dịch, có một chương trình rất
là quan trọng là "Sóng và máy tính cho em", thì quỹ này không đóng
góp được gì. Quỹ thì tồn dư rất lớn và ngân sách vẫn phải gồng gánh mọi khoản
chi cho xã hội trong thời kỳ thiên tai địch họa.
Kim
Chung