Về chỉ tiêu văn hoá - xã hội
Lũy kế đến tháng 4/2023, toàn tỉnh có 96 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu
mẫu, 22 khu dân cư kiểu mẫu được các địa phương
công nhận, 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành xây dựng
nông thôn mới (Mục tiêu Nghị quyết
đến cuối năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao, có ít
nhất 5 huyện hoàn thành nông thôn mới nâng cao; 25% số xã hoàn thành
nông thôn mới kiểu mẫu và huyện Xuân Lộc hoàn thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu).
Lũy kế đến tháng 4/2023,
tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn tỉnh đạt 67,16%, dự ước đến cuối năm
2023 đạt 67,5% (Mục tiêu Nghị quyết đến cuối năm 2025 toàn tỉnh
có 70% lao động qua đào tạo nghề). Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 2,5%.
Giảm 30% tỷ lệ hộ nghèo
A/tổng số hộ nghèo A năm 2021, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao
(chỉ tiêu giao giảm 10% tỷ lệ hộ nghèo A trên tổng số hộ nghèo A). Giảm 82,5% tỷ lệ hộ nghèo A trên tổng số hộ
nghèo A năm 2022, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao (chỉ tiêu
giao giảm 17% tỷ lệ hộ nghèo A trên tổng số hộ nghèo A).
Mô hình nuôi dê giảm nghèo ở huyện Xuân Lộc
Năm
2021, tổ chức cai nghiện ma túy đạt 36,01%, vượt 11,01% Nghị quyết Tỉnh ủy giao. Năm 2022, tổ chức cai nghiện ma túy đạt 28,78%, vượt
3,78% Nghị quyết Tỉnh ủy giao. Dự kiến năm 2023 đạt 25% Nghị quyết Tỉnh ủy giao
(Mục
tiêu Nghị quyết hàng năm cai nghiện cho 25% trong tổng số người nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh).
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế
trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt 92%, dự ước năm 2023 đạt 93% (Mục tiêu Nghị quyết tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y
tế trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt 95%).
Đến cuối năm 2022, đạt 9,1 bác sỹ/vạn
dân và 30 giường bệnh/vạn dân; dự kiến đến cuối năm 2023, đạt 9,4 bác sỹ/vạn dân
và 30 giường bệnh/vạn dân (Mục tiêu
Nghị quyết đến cuối năm 2025, đạt tỷ lệ 10 bác sĩ/ vạn dân và 30 giường
bệnh/vạn dân).
Năm 2021, có 99% gia đình, 99,46% ấp (khu phố), 98,25% cơ
quan, đơn vị, 94,58% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 02 chỉ tiêu (thiết chế văn hóa cấp huyện và cấp xã; nhà
văn hóa ấp (khu phố) hoạt động hiệu quả) không có cơ sở đánh giá do thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để
phòng chống dịch bệnh Covid-19. Năm 2022, có 98,94% gia đình, 98,92% ấp (khu phố), 97,96% cơ quan, đơn vị, 92,2% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% thiết chế văn hóa cấp huyện và cấp
xã, 98% nhà văn hóa ấp (khu phố) hoạt động
hiệu quả. Dự kiến năm 2023, có trên 90% gia đình, ấp (khu phố),
98% cơ quan, đơn vị, 75% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% thiết chế văn hóa
cấp huyện và cấp xã, 90% nhà văn hóa ấp (khu phố) hoạt động hiệu quả (Mục tiêu Nghị quyết hàng năm có trên 90% gia
đình, ấp (khu phố), 98% cơ quan, đơn vị, 75% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;
100% thiết chế văn hóa cấp huyện và cấp xã, 90% nhà văn hóa ấp (khu phố) hoạt động
hiệu quả).
Một số thành tựu trong thực hiện nhiệm vụ đột phá lĩnh vực văn hóa - xã hội
Về hạ tầng
thông tin truyền thông: Hạ tầng thông tin truyền thông có bước phát triển khá, ứng
dụng công nghệ thông tin đã trở thành hoạt động thường xuyên, rộng khắp trong mọi
lĩnh vực và phổ biến trong xã hội, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính
trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành các lĩnh vực kinh tế.
Hạ tầng văn hoá, thể thao - du lịch:
Đến nay, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao của tỉnh được
quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ
cho hoạt động đáp ứng về cơ bản nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, rèn luyện
thể chất của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động
phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương và các hoạt động bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch, hệ thống khu du lịch bằng các nguồn vốn thuộc các khu vực
nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và mang lại hiệu quả cao
trong việc thay đổi căn bản diện mạo ngành Du lịch. Các doanh nghiệp, cơ sở du kinh doanh du lịch chủ
động đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ,
nên thu hút được nhiều lượt khách đến tham quan và vui chơi giải trí ngày càng
tăng.
Hạ tầng giáo dục và đào tạo: Thực hiện tăng nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội
chăm lo phát triển giáo dục – đào tạo từ mầm non đến bậc đại học. Phát triển loại
hình trường bán trú các cấp, giải quyết dứt điểm tình trạng ca 3 ở các cấp học.
Đầu tư hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp phục vụ phân luồng học sinh. Bổ
sung cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại cho các trung tâm giáo dục thường xuyên
để đồng thời đảm nhận vai trò của trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp ở
các địa phương chưa có trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Nguồn vốn đầu tư kêu gọi xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đã thực hiện đến nay
là 691,979 tỷ đồng.
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện một số Nghị quyết của HĐND tỉnh lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Sở Giáo dục và Đào tạo
Hạ tầng y tế: Tổng vốn giai đoạn
2021-2025 là 497,87 tỷ đồng, đã thực hiện đến nay là 368,478 tỷ đồng đạt 74,01%
kế hoạch. Nhìn chung, cơ bản hạ tầng y tế đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa
bênh và phòng bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh; góp phần rất lớn đến việc giảm
quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Về phát triển dịch vụ, sản phẩm du lịch
Xây dựng sản
phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo Nghị quyết số
04-NQ/TU ngày 30/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế quan trọng; xây dựng du lịch Đồng
Nai trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chú trọng phát triển 03 loại hình du lịch:
du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp - nông thôn và du lịch về nguồn – tâm
linh để tạo thương hiệu cho du lịch Đồng Nai.
Về phát triển sản phẩm du lịch sinh thái: các Ban Quản lý
rừng như: Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Rừng phòng hộ Tân Phú, Rừng
phòng hộ Xuân Lộc, Rừng phòng hộ Long Thành đang khẩn trương hoàn thành các Đề
án du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng giải trí. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để mời
gọi đầu tư và triển khai phát triển du lịch sinh thái.
Về phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn:
ngoài du lịch vườn được phát triển trong thời gian qua tại thành phố Long
Khánh, hiện nay đã hình thành và phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông
thôn tại Cánh đồng Phú Điền (huyện Tân Phú), điểm du lịch Vườn hoa Bốn Mùa (xã
Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc), sản phẩm du lịch trải nghiệm thiên nhiên kết hợp với
tìm hiểu văn hóa của người dân địa phương tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên - Văn hóa
Đồng Nai, Thác Mai - Nước Bàu Sôi.
Về sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh: Xây dựng các
chương trình du lịch lồng ghép các điểm đến văn hóa gắn với các điểm du lịch nổi
bật, đồng thời phổ biến đến 500 đại biểu là đại diện Ban Giám hiệu các trường học
trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, các trường sẽ có kế hoạch tổ chức các chương
trình dã ngoại cho học sinh tại các di lích để giao dục công tác truyền thống
cho học sinh. Phối hợp với Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh khảo sát điểm đến tại
thành phố Biên Hòa, lồng ghép các điểm di tích vào tuyến tham quan để giới thiệu
cho du khách. Kết quả, Công ty lữ hành Chim Cánh Cụt (thành phố Hồ Chí Minh) và
Công ty Du lịch Thái Loan (Đồng Nai) đã bổ sung vào tour của Công ty để giới
thiệu đến du khách.
Đức Thể