-
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phân loại rác tại nguồn: xây
dựng tài liệu tuyên truyền về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và
phòng chống rác thải nhựa (Xây dựng 05 bài viết, 05 Infographic (đồ họa
thông tin), 05 tranh cổ động về phân loại chất thải rắn tại nguồn và phòng chống
rác thải nhựa); Tổ chức 15 chương trình ngoại khóa cho học sinh về bảo vệ
môi trường trong học đường và lắp đặt mô hình “Nhà chứa chất thải tái chế di động”
trong học đường cấp Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn 05 huyện: Trảng
Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán và Cẩm Mỹ; Triển khai lắp đặt mô hình “Nhà
chứa chất thải tái chế di động” tại 15 trường (01 mô hình/trường) được chọn tổ
chức chương trình truyền thông; Xây dựng 05 chương trình truyền hình hướng dẫn
phân loại chất thải rắn sinh hoạt và phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng
Nai. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Văn phòng điều phối Nông
thôn mới tỉnh tổ chức Hội thảo về phân loại CTRSH tại nguồn và tập huấn cho các
khu dân cư kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.
- Nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án
xử lý rác với công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải, gây
lãng phí đất đai và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, từng bước tiến tới
chấm dứt chôn lấp rác thải, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư (đơn vị chủ trì) tham mưu thực hiện các thủ tục đối với
dự án Nhà máy xử lý rác sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai theo Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 27/9/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Ngoài ra, các Khu xử lý cũng đang thực hiện các bước để đầu tư thêm các modul xử
lý rác phát điện như: Khu xử lý Quang Trung công suất 150 tấn/ngày, Khu xử lý
Bàu Cạn 500-1.000 tấn/ngày, Khu xử lý Túc Trưng 500 tấn/ngày.
Xử lý rác sinh hoạt tại Khu xử lý rác xã Quang Trung , huyện Thống Nhất
-
Tiếp nhận 135 lượt hồ sơ cấp phép các thủ tục môi trường, trong đó: 105 lượt hồ
sơ tiếp nhận trong 06 tháng và 30 hồ sơ chuyển tiếp từ tháng 12/2022 qua. Kết
quả, đã hoàn thành xử lý 100% hồ sơ đúng và trước hạn.
-
Tiếp nhận 368 hồ sơ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, kết
quả: đã thực hiện thẩm định và trả kết quả 368 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%. Tổng số
phí thu được 3,43 tỷ đồng.
- Tổ chức thẩm định và duyệt cho
vay 14,392 tỷ
đồng/01 dự án, nâng tổng từ năm 2007 đến nay đã duyệt cho vay 541,574 tỷ đồng/93
dự án; thu hồi nợ gốc 25,141 tỷ đồng/26 dự án, đạt 55,87% kế hoạch năm 2023, nâng tổng từ năm 2007 đến nay đã thu hồi nợ
gốc 306,875 tỷ đồng/90 dự án. Thông qua nguồn vốn được vay của Quỹ, các dự án về bảo vệ môi trường được
thực hiện, đi vào hoạt động góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh. Tiếp nhận ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường 6,231 tỷ đồng/33 dự án dự án đạt 109% kế hoạch nâng tổng
số tiền 137,257 tỷ đồng/57 dự án, trong đó đã hoàn trả tiền
ký quỹ với tổng số tiền là 4,866 tỷ đồng/09 dự án (hoàn trả toàn bộ), số tiền
còn tạm giữ tại quỹ là 132,390 tỷ đồng/48 dự án.
- Tiếp tục triển khai thực
hiện quan trắc các thành phần môi trường theo Quyết định số 2676/QĐ-UBND ngày
31/7/2020 của UBND tỉnh phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện quan trắc
các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh, gồm: 166 vị trí quan trắc nước mặt,
115 giếng quan trắc nước dưới đất, 146 vị trí quan trắc không khí, 92 vị trí
quan trắc đất; đồng thời, thực hiện vận hành 5 trạm quan trắc nước mặt tự động,
2 trạm quan trắc không khí tự động và các trạm quan trắc nước thải tại các khu
công nghiệp; tiếp tục quan trắc không khí khu vực triển khai thực hiện dự án Cảng
HKQT Long Thành. Qua đó, đã kịp thời thông báo đến các địa phương về diễn biến
chất lượng môi trường, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và cảnh
báo các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời qua việc tăng cường
giám sát việc vận hành HTXLNTTT của các khu công nghiệp cũng góp phần kiểm soát
chặt chẽ hơn đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt quy chuẩn cho phép trươc
khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Nguyễn
Bình