Kết quả 2,5 năm thực hiện huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Đăng ngày: 28/08/2023
​Qua nửa nhiệm kỳ, việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh về nhiệm vụ đột phá về huy động các nguồn lực tập trung đau tư phát triên hệ thong kết cấu hạ tang đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn và giao thông kêt nổi vùng trên địa bàn tinh giai đoạn 2021-2025 đã đạt được nhiều kết quả.​

Tổng nguồn vốn huy động đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giai đoạn 2021-2025 của tỉnh khoảng 222.783 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn đầu tư công trung hạn của tỉnh khoảng 60.643 tỷ đồng. Huy động từ các nguồn khác khoảng 162.140 tỷ đồng, gồm: Nguồn vốn Trung ương do Bộ, ngành đầu tư trên địa bàn tỉnh khoảng 120.168 tỷ đồng; nguồn vốn doanh nghiệp vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khoảng 19 tỷ đồng; nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) khoảng 4.696 tỷ đồng; nguồn vốn doanh nghiệp và kêu gọi xã hội hóa khoảng 37.257 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn huy động đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giai đoạn 2021-2025 của tỉnh khoảng 223.000 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện khoảng 21.600 tỷ đồng, đạt 9,7% kế hoạch. Về hạ tầng giao thông: Tổng vốn giai đoạn 2021-2025 khoảng 176.364 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện được khoảng 16.005 tỷ đồng đạt 9,07% kế hoạch. Mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ tiếp tục triển khai một số công trình trọng điểm của tỉnh và của Trung ương giao, như dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành; cao tôc Dầu Giây - Tân Phú; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; mở rộng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; dự án đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch; dự án đường Vành đai 4; hệ thống cảng biển nhóm 5; dự án sân bay quốc tế Long Thành; đường trục trung tâm thành phổ Biên Hòa; đường ven sông Đồng Nai và một số tuyến đường tỉnh, đường huyện.

Về hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải: Tỉnh đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều dự án bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, trong đó có dự án trọng điểm xây dựng tuyến thoát nước cho khu vực ngã 5 Biên Hùng; dự án tuyến thoát nước trên đường Nguyền Ái Quốc, đoạn từ trường Mần non Bé Ngoan đến cầu Săn Máu; dự án tuyến thoát nước trên đường Quốc lộ 1A đoạn khu vực bệnh viện Thánh Tâm, phường Hố Nai; Tp Biên Hòa và đang triển khai thi công dự án: Chống ngập úng khu vực suối Chùa, suối Bà Lúa và suối cầu Quan; Hệ thống thoát nước khu vực Suối Nước Trong huyện Long Thành (đạt > 90% khối lượng). Ngoài ra, tỉnh đang tiếp tục triển khai các dự án trạm xử lý nước thải, thu gom nước thải trên địa bàn tỉnh.

Về hạ tầng cung cấp điện: Giai đoạn 2021¬-2022, hệ thống điện quốc gia đảm bảo cung ứng đủú điện cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, lưới điện truyền tải và phân phối khu vực đảm bảo vận hành cung cấp điện an toàn, liên tục đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Về hạ tầng thủy lợi và biến đổi khí hậu: trên địa bàn tỉnh có 04 dự án đã triển khai thi công hoàn thành và đang lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư để đưa vào sử dụng; 08 dự án đang triển khai thi công và 23 dự án đang trong giai đoạn lập hồ sơ kỹ thuật. Về hạ tầng xử lý chất thái rắn: tổng công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt 3.335 tấn/ngày, chất thải công nghiệp thông thường 4.565 tấn/ngày, chất thải rắn nguy hại 4.460 tấn/ngày, chất thải rắn y tế 2.130 kg/ngày với các công nghệ áp dụng gồm chôn lấp hợp vệ sinh, đóng ran, đốt, tái chế, ủ phân hữu cơ... Đến nay, có tổng cộng 07 khu xử lý (do 02 khu xử lý đã đóng cửa) và 13 dự án (trong đó có 03 dự án chưa triển khai xây dựng và 10 dự án đang hoạt động). Về hạ tầng thông tin truyền thông có bước phát triển khá, ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành hoạt động thường xuyên, rộng khắp trong mọi lĩnh vực và phổ biến trong xã hội, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành các lĩnh vực kinh tế.

Về hạ tầng văn hóa, thể thao - du lịch: Các thiết chế vãn hóa, thể thao của tỉnh được quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ cho hoạt động đáp ứng cơ bản nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, rèn luyện thể chất của các tầng lớp nhân dân, tính đến nay tỉnh đã thu hút được 26 dự án du lịch. Tổng vốn giai đoạn 2021-2025 khoảng 2.341 tỷ đồng, đã thực hiện đến nay được 156 tỷ đồng, đạt 11,94% kế hoạch. Về hạ tầng giáo dục và đào tạo: Nguồn vổn đầu tư kêu gọi xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đã thực hiện đến nay khoảng 692 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã khuyến khích, kêu gọi thực hiện mô hình công ty, xí nghiệp xây dựng, đưa vào hoạt động trường mầm non để phục vụ con em công nhân của công ty. Về hạ tầng y tế: Tổng vốn giai đoạn 2021-2025 là 497,87 tỷ đồng, đã thực hiện đến nay là 368,478 tỷ đồng đạt 74,01% kế hoạch. Hiện nay đã có 36/56 trạm y tế xây dựng mới được phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đạt 64,3%; 42/46 trạm y tế sửa chữa, cải tạo được phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đạt 91,35%; số vốn đầu tư các trạm y tế, trung tâm y tế để bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với tổng số vốn khoảng 871 tỷ đồng. Nhìn chung, cơ bản hạ tầng y tế đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phân giảm tải ở các bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ còn một số khó khăn, hạn chế như Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế, chưa đủ nguồn vốn bố trí; công tác lập quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch còn chậm; các dự án thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án kéo dài trong nhiều năm chưa được tháo gỡ do vướng mẳc về quy định đất đai, đầu tư, đấu thầu, định giá đất, PCCC...Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằàng, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chưa chủ động bố trí các khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng được mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tình hình thu hút đầu tư từ khu vực nước ngoài (FDI) giai đoạn 2021-¬2022 có giảm so giai đoạn trước do chính sách pháp luật còn chồng chéo; công tác lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng ở các địa phương còn chậm; việc đấu giá, đấu thầu một số dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp gặp vướng mắc về lựa chọn nhà đầu tư, vướng đất cao su, đất công do nhà nước quản lý; hệ thống hạ tầng, kỹ thuật, khu dân cư, nhà ở cho công nhân, hệ thống thương mại dịch vụ, quỹ đất còn lại trong các Khu công nghiệp không đủ để kêu gọi, giới thiệu, thu hút các tập đoàn kinh tế, các nhà đầu tư lớn.

Lê Lài