Trong nửa nhiệm kỳ hoạt động, HĐND
tỉnh chấp hành sự nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, thể hiện thông qua
việc cụ thể hóa các Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của
Đảng đoàn HĐND bằng các Nghị quyết của HĐND tỉnh; thực hiện nghiêm chế độ báo
cáo, xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các nội dung quan trọng trước khi tổ
chức các kỳ họp HĐND tỉnh và báo cáo các nội dung giám sát của HĐND.
Thực hiện việc tổ chức giám sát
chuyên đề của HĐND tỉnh; nhiệm kỳ 2021-2026 là lần đầu tiên mỗi năm HĐND lựa
chọn 01 nội dung để tổ chức giám sát. Những nội dung chọn đều là những vấn đề
lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến công tác quản lý nhà nước và đời sống xã hội, là
những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm như đất đai, cải cách hành chính.
Bên cạnh đó, giám sát của Thường trực, các Ban vẫn được duy trì trên cơ sở kế
thừa nề nếp và thành công từ các nhiệm kỳ trước. Giám sát của Tổ đại biểu được
luật hóa và được hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi cho Tổ đại biểu
thực hiện chức năng, thẩm quyền.
Kết luận sau giám sát là nội dung
được đặc biệt chú trọng. Những đánh giá, nhận xét trong các Thông báo kết luận
đảm bảo vững về căn cứ theo quy định của pháp luật, đầy đủ cơ sở thực tế, thẳng
thắn, trách nhiệm và không né tránh những vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Việc ban
hành thông báo kết luận trải qua quy trình chặt chẽ, công khai, lấy ý kiến và
tiếp thu ý kiến của đơn vị chịu sự giám sát, thành viên đoàn giám sát do đó đảm
bảo về chất lượng và tính khách quan. Những kiến nghị trong kết luận sau giám
sát được thống kê, theo dõi phục vụ việc đánh giá hiệu quả giám sát. Với quy
trình chặt chẽ, việc thực hiện trên tinh thần trách nhiệm cao đã tác động tạo
chuyển biến tích cực đến một số lĩnh vực sau giám sát như: Danh mục thu hồi đất
có sự rà soát kỹ lưỡng hơn, giảm việc trình các danh mục thiếu khả thi; cải
cách hành chính có chuyển biến về hoạt động của các Ban chỉ đạo khi HĐND bắt
đầu tổ chức giám sát.
Hoạt động kỳ họp có nhiều đổi mới
theo hướng giảm về thời gian (các kỳ họp thường lệ tổ chức tối đa trong 02 ngày)
tăng cường thảo luận của đại biểu Tổ chức cho đại biểu thảo luận tổ trước kỳ
họp tăng cường thông tin, tuyên truyền Tổ chức họp báo trước các kỳ họp thường
lệ, mời các cơ quan báo chí tham dự; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
thông qua việc 100% đại biểu dự kỳ họp không sử dụng tài liệu giấy. Qua 11 kỳ
họp đã ban hành một số lượng lớn văn bản, với 166 Nghị quyết, tăng 43 Nghị
quyết so cùng kỳ của nhiệm kỳ 2016-2021, trong đó có 62 Nghị quyết là văn bản
QPPL (tỷ lệ 37%), điều đó cho thấy yêu cầu nhiệm vụ của HĐND trong công tác lập
quy đã tăng cao và HĐND tỉnh đã cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quá
trình tổ chức kỳ họp, Thường
trực HĐND, UBND tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ, xuyên suốt quá trình tổ chức
kỳ họp.
Thường trực HĐND và UBND chỉ đạo Văn
phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn hỗ trợ
các điều kiện hậu cần đảm bảo cho kỳ họp; phân công lãnh đạo UBND trình bày các
báo cáo, đề án tại kỳ họp. Đối với công tác nhân sự tại kỳ họp HĐND tỉnh,
Thường trực HĐND và UBND tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ, xuyên suốt quá trình
tổ chức kỳ họp, đảm bảo bầu các chức danh theo đúng quy định để hoàn thiện tổ
chức bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Sau thảo luận khi phát sinh những vấn đề
đại biểu quan tâm hoặc có ý kiến khác nhau, lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp giải
trình tại kỳ họp. Trong suốt quá trình từ khi chuẩn bị đến khi diễn ra kỳ họp,
khi có vấn đề phát sinh, Thường trực HĐND tỉnh với vai trò chủ tọa mời lãnh đạo
UBND tỉnh tham gia hội ý để kịp thời thống nhất xử lý. Đồng thời, xuất phát từ
trách nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ, UBND tỉnh đã chủ động phối hợp với Thường trực
HĐND tỉnh để thống nhất quan điểm trong việc trình các nội dung tại kỳ họp.
Giám sát thông qua hoạt động thẩm
tra của các Ban HĐND chú trọng, đảm bảo chất lượng của các
báo cáo thẩm tra tại các kỳ họp; các báo cáo đều đảm bảo tính chặt chẽ, những
nhận định, đánh giá dựa trên cơ sở pháp luật và phù hợp tình hình thực tế của
địa phương; quá trình tiếp cận để thẩm tra thể hiện được quan điểm, chính kiến
của Ban HĐND, qua đó đề nghị điều chỉnh bổ sung hoặc không trình nhiều nội dung
và được UBND tỉnh thống nhất.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, tổ
đại biểu Hội đồng nhân dân; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân. Các
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp công tác và trao đổi kinh nghiệm hoạt
động về những vấn đề có liên quan.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tham gia công tác xây dựng Luật, các hoạt động giám sát của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn Đại
biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Đồng Nai khi tiến hành trên địa bàn.
Thường trực Hội đồng nhân dân và các
Ban Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, trao đổi kinh
nghiệm và kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Phối hợp
chặt chẽ với Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trong các hoạt động tiếp xúc
cử tri, tiếp công dân, giám sát và khảo sát; phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh
trong việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật; xử lý kịp thời những vấn
đề phát sinh giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong việc tổ chức các cuộc
tiếp xúc cử tri; các hoạt động phản biện xã hội; phối hợp các tổ chức chính
trị, xã hội, các ngành có liên quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên
truyền vận động nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội và tổ
chức các hoạt động giám sát. Qua hơn 02 năm triển khai thực hiện quy chế cho
thấy việc tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND tỉnh trước, sau các kỳ họp thường
kỳ của HĐND tỉnh hoặc các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề, nơi cư trú đều được
lãnh đạo UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, được UBND trả lời theo quy định; 100% nội
dung trả lời được Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu tổ chức giám sát để đánh
giá kết quả trả lời, qua đó phân loại, xác định những nội dung trả lời chưa đầy
đủ, chưa đúng vấn đề phải tiếp tục trả lời và thông tin kết quả đến cử
tri.
Hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn
thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân được đặc biệt quan tâm
thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua việc Thường trực,
Ban Pháp chế lựa chọn nhiều vụ việc phức tạp để tổ chức giám sát từ đó có nhiều
kiến nghị đối với các cơ quan để giải quyết vấn đề, đồng thời cũng thẳng thắn
xác định trách nhiệm của công dân trong giải quyết vụ việc; sau giám sát, theo
dõi sát kết quả thực hiện; trường hợp chậm xử lý có văn bản nhắc nhở hoặc tổ
chức tái giám sát. Nhiều vụ việc đã có chuyển biến và đạt kết quả tích cực sau
giám sát của HĐND( Giám sát trực tiếp đối với 12 vụ việc; xử lý thông tin phản
ánh đối với 14 bài viết của báo chí).
Nguyễn Thị Oanh