Chi ngân sách, theo đại biểu đánh
giá chưa đạt kết quả cao, trong đó một số nhiệm vụ thấp kéo dài nhiều năm nhưng
chưa được giải quyết.
Mức giảm thu cũng diễn ra ở nhiều
ngành nghề, lĩnh vực như: bất động sản, ôtô… Thực tế này khiến tổng thu ngân
sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ, cụ thể: tổng thu ngân
sách nhà nước năm 2023 giảm 22% so với năm 2022 và giảm 29% so với năm 2021.
Trong đó, thu nội địa giảm 18% so với năm 2022 và giảm 34% so với năm 2021. Thu
từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 30% so với năm 2022 và giảm 25% so với năm
2021.
Đại biểu đánh giá nguyên nhân của
tình trạng trên là do tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách những tháng đầu
năm 2023 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, áp lực từ
sức ép lạm phát, thách thức lớn do đồng nội tệ tại nhiều quốc gia mất giá mạnh,
cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine chưa dự báo thời điểm kết thúc, khủng hoảng năng
lượng kéo theo khủng hoảng các thị trường hàng hóa, nhiều doanh nghiệp đã phải
cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, giảm giờ làm do không có đơn hàng. Hoạt
động xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI giảm,... là sức ép lớn đối với điều hành
tăng trưởng, kinh tế vĩ mô; tình hình kinh tế bất ổn, thu nhập của người lao
động giảm, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu và tiết kiệm trong tiêu
dùng. Một số chính sách Chính phủ ban hành có ảnh hưởng đến việc huy động nguồn
thu vào ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2023 như: gia hạn thời hạn
nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và
tiền thuê đất trong năm 2023; chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị
quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội và giảm 50% lệ phí trước bạ đối
với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước theo Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày
28/6/2023 của Chính phủ. Bên cạnh đó, nguồn thư từ thuế thu nhập doanh nghiệp
và thuế thu nhập cá nhân giảm do tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhiều
doanh nghiệp không nhập được nguyên liệu sản xuất, không có đơn hàng xuất không
có doanh thu, người lao động bị giảm việc làm. Ngoài ra, thị trường bất động
sản trong thời gian qua không sôi động, không có nguồn thu từ phí trước bạ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thu nhập cá nhân do kinh doanh bất động sản.
Những vấn đề trên đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn thu vào ngân sách, do đó
cần có những giải pháp căn cơ, đột phá để thu ngân sách đạt, đảm bảo nguồn để
chi các nhiệm vụ, các chính sách đã được HĐND tỉnh thông qua (bao gồm chi bổ
sung cho sự nghiệp). Đại biểu đề nghị một số giải pháp như sau:
Cục thuế cần khai thác tốt các nguồn
thu, đẩy nhanh hoàn thuế VAT để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn
tiếp tục sản xuất kinh doanh, kịp thời điều chỉnh giá thuê đất khi đến thời
hạn.
Đẩy
mạnh triển khai những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản
xuất, kinh doanh; tập trung theo dõi sát tình hình thu, chi ngân sách trên địa
bàn tỉnh; thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; khai thác
nguồn thu từ chuyển nhượng vốn, thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập
2 nơi, các công trình xây dựng cơ bản vãng lai, dự án thi công trên địa bàn như:
Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các công trình kết nối sân bay…
Nguyễn Thị Oanh