Để đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các dự án nhà ở đảm bảo nguồn cung nhà ở cho thị trường, UBND tỉnh
cần phái tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu
tư, nhất là khó khăn trong thực hiện công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giải
quyết các vướng mắc khó khăn về các dự án nhà ở, những dự án dang dở, chỉ đạo
rà soát tham mưu UBND tỉnh xử lý.
Tình trạng ngập ngày càng tăng, điểm
ngập càng nhiều. Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 39 điểm
ngập tại 8/11 huyện, thành phố (Biên Hòa (07 điểm); huyện Tân Phú
(03 điểm); huyện Trảng Bom (04 điểm); huyện Long Thành (08 điểm); huyện Xuân
Lộc (04 điểm); huyện Nhơn Trach (04 điểm); huyện Vĩnh Cửu (04 điểm); huyện Cẩm
Mỹ (05 điểm)). Công
tác quản lý, xây dựng hạ tầng ở các đô thị theo đánh giả của đại biểu là chưa
hoàn thiện, chưa kết nối hệ thống cấp thoát nước, khi trời mưa lớn thì bị ngập
nước; vừa qua đã xảy ra mưa lũ lớn ở Nhơn Trạch. Đại biểu đề
nghị cần có giải pháp về lâu dài, có giải pháp căn cơ, không xử lý tình huống (không
chỉ xử lý cục bộ từng trường hợp) để xử lý tình trạng ngập nước tại đô thị,
trong đó phải đảm bảo thoát nước ở trung tâm và phải có quy hoạch tổng thể về
thoát nước đô thị để tạo điều kiện phát triển bền vững cho tỉnh (không thể sai
đâu sửa đó, thà tốn 1 lần nhưng về lâu dài là tiết kiệm).
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống ngập (tập trung bồi thường và bố
trí đủ vốn), thường xuyên khơi thông dòng chảy, xử lý nghiêm việc xả rác, lấn
chiếm hành lang đường bộ, lòng sông suối, kênh, rạch. Khi lập hồ sơ dự án phải
nghiên cứu kỹ phương án thoát nước phù hợp, đảm bảo sự kết nối giữa các dự án,
khu vực với nhau.
Qua tiếp xúc và ghi nhận ý kiến cử
tri, đại biểu đề nghị có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chống ngập Suối
Chùa, Suối Bà Lúa, Suối Cầu Quan vì đã kéo dài quá lâu, ảnh hưởng đến đời sống
người dân. Đồng thời, đề nghị quan tâm thực hiện quy hoạch xây dựng đảm bảo
theo quy định để đảm bảo sự phát triển chung của tỉnh trong thời gian tới.
Đại biểu đánh giá nguyên nhân không xử lý được do các dự án đã phê duyệt,
triển khai thi công nhưng chưa triển khai thực hiện được công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng, việc thẩm định, lập hồ sơ, đo đạc dự án chậm; trong đầu tư
xây dựng hiện hữu các tuyến đường không có hệ thống mương thoát nước dọc 2 bên;
ý thức người dân chưa cao, còn xã rác bừa bãi dẫn đến trời mưa gây tắc nghẽn
các cống thoát nước.
Đại biểu đề nghị cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành và địa phương
trong việc chỉ đạo xử lý lập hồ sơ, thẩm định, đấu thầu, triển khai thi công dự
án, quan tâm bố trí vốn trong việc đầu tư hạ tầng, tránh đầu tư dàn trải; đề
nghị lãnh đạo các địa phương khi đầu tư các đường giao thông nông thôn, đô thị
phải chú trọng hệ thống mương thoát nước dọc 2 bên đường, quan tâm khơi thông
hệ thống cống rãnh, khơi thông dòng chảy, tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về việc nâng cao ý thức giữ
gìn vệ sinh môi trường. Thời gian tới, dự kiến sẽ khởi công
14 dự án trong năm 2023 để xử lý 14 điểm ngập, còn lại sẽ xử lý trong thời gian
tới.
Nguyễn Thị Oanh