Theo đại biểu, liên
quan đến vấn đề xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, hàng năm Sở Khoa học Công nghệ
có chương trình đổi mới công nghệ cho sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa. Đến
năm 2020, do các chính sách của Trung ương thay đổi, các văn bản hướng dẫn còn
hạn chế nên đến cuối năm 2022, UBND tỉnh mới trình HĐND tỉnh thông qua Nghị
quyết số 30/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030. Trong thời gian tới, đề nghị Sở Khoa
học Công nghệ tập trung công tác tuyên truyền, phối hợp với các địa phương tiến
hành đăng ký, hỗ trợ xác lập xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, theo đại biểu là còn manh mún,
nhỏ lẻ. Trong thời gian qua, tình trạng này đã có chiều hướng tốt hơn cho tiêu
thụ nông sản với cây trồng có giá trị kinh tế cao, tập trung chuyển đổi các
vùng trồng tập trung (trong đó có vùng trồng nông nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp hữu cơ…); hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm; quảng bá sản
phẩm. Trong đó, tỉnh đã chuẩn bị các điều kiện để xuất khẩu chuối, sầu riêng…
qua Trung Quốc là một thành công lớn. Thực tiễn sản xuất nông nghiệp còn chưa
đáp ứng nhu cầu của người dân, người tiêu dùng; trong thời gian tới sẽ kêu gọi
đầu tư vào nông nghiệp để thu hút nguồn lực, kêu gọi doanh nghiệp có năng lực
để phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô hiện đại.
Theo đại biểu, quy hoạch ngành nông
nghiệp bị phá vỡ, người dân không theo quy hoạch chung mà theo thị trường, theo
nhu cầu. Tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa thường xảy ra. Đại biểu
đề nghị quan tâm đến vai trò của các cơ quan nhà nước trong định hướng, chỉ đạo
từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ; quy hoạch các loại cây trồng, tham khảo ý kiến
cụ thể và khuyến cáo, định hướng cho người dân. Hiện nay, việc sơ chế, chế biến
nông sản hầu hết là tự phát, chưa chuyên sâu. Đề nghị tỉnh nghiên cứu quy hoạch
mạng lưới, nhà máy sơ chế trái cây, tạo ra các sản phẩm chuyên sâu trên địa
bàn. Qua đó để xử lý ổn định, đảm bảo giá cho người dân.
Về nguyên nhân, theo đại biểu: Tình
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất các loại
nông sản hàng hóa có giá trị lợi nhuận cao nhưng thiếu tính ổn định. Việc người
nông dân tiên phong tham gia tạo ra sản phẩm sạch vẫn còn tư tưởng chưa an tâm,
lo lắng vì giá cả nông sản cao hơn so với sản phẩm thông thường, sẽ khó tiêu
thụ, đồng thời việc tạo ra những sản phẩm sạch chưa được kiểm chứng, chứng minh
theo cách nhanh, gọn nhất để người tiêu dùng tin tưởng một cách tuyệt đối, nhằm
bảo vệ sức khỏe cho người thân, gia đình.
Việc hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp,
nông thôn chưa cụ thể; việc tuyên truyền, vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm có giá trị và sức cạnh
tranh cao còn chậm. Để giải quyết nội dung này
đòi hỏi nông dân phải nêu cao tinh thần quyết tâm cải cách từ suy nghĩ đến hành
động để tạo ra sản phẩm hàng hóa (sạch) đáp ứng yêu cầu hội nhập. Công tác phối
hợp với các ngành, các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để triển khai các hoạt động hỗ trợ cho
nông dân về vốn, giống, khoa học kỹ thuật cho sản xuất
nông nghiệp, tập trung
cho đầu vào, tuy nhiên chưa giải quyết được đầu ra cho nông sản hàng hóa là vì
giữa nông dân và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung, chưa ký kết được hợp
đồng bao tiêu sản phẩm do chưa thống nhất được mức giá sàn, chủ yếu bị ảnh
hưởng do quy luật cung - cầu. Ngoài ra, do ảnh hưởng tình hình cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau đại
dịch Covid-19, biến động thất thường của tình hình giá cả thị trưởng ảnh hưởng
không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của hội viên nông dân. Hội viên, nông
dân ở vùng sâu, vùng xa còn thụ động trong việc tiếp cận và thực hiện các chủ
trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Về giải pháp, theo đại biểu: Đề nghị các địa phương cần nghiên cứu, thể
hiện tầm nhìn chiến lược trong vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn bền
vững trong thời gian tới để tích hợp vào Phương án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong Quy hoạch tỉnh
giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quan tâm một số vấn đề
như: bố trí quỹ đất, không gian phù hợp để đầu tư hệ thống bảo quản, lưu trữ,
sơ chế, đóng gói nông sản gắn với các vùng sản xuất tập trung đối với sản phẩm
chủ lực địa phương, nhất là các vùng sản xuất gắn với các ngành hàng có giá trị
cao, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: chuối, bưởi, sầu riêng, xoài; cập
nhật, bổ sung quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện nay
một số địa phương đã thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất (Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu,
Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất, Nhơn Trạch), riêng huyện Tân Phú, Trảng Bom có
nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng chưa có quy hoạch, đề nghị địa phương quan tâm;
bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp đột phá để đảm bảo ổn định về tăng trưởng GTSX
nông nghiệp trong bối cảnh đặt ra là giảm tỷ trọng GRDP nông nghiệp trong tổng
giá trị sản phẩm địa phương; quy đất sản xuất nông nghiệp giảm để triển khai
các dự án phát triển KTXH của tỉnh, địa phương; nguồn lực nông nghiệp chuyển
dịch sang các ngành, lĩnh vực khác;…
Đề nghị các Sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu
đột phá về nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 theo Kế hoạch số 110-KH/TU ngày
31/12/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 30/9/2022 của
UBND tỉnh, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trong tâm như: Phối hợp với
Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành Chính sách về hỗ
trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ; Chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục chủ động phối
hợp với các Ban, ngành, địa phương nhất là các huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch,
Định Quán và TP Long Khánh về nắm bắt tiến độ thực hiện mục tiêu đột phá địa
phương; phối hợp địa phương lựa chọn vùng trồng, vùng nuôi, sản phẩm cụ thể để
tập trung nguồn lực triển khai thực hiện; phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng
cao trong năm 2023 (huyện Định Quán, Xuân Lộc).
Tiếp tục theo dõi, thực hiện tốt công tác thông tin dự báo thị trường
tiêu thụ nông sản, hướng dẫn hướng đến hội viên, nông dân, hộ sản xuất kinh
doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tập trung thiết lập mã số vùng trồng, vùng
nuôi, truy xuất nguồn gốc để phục vụ xuất khẩu nông sản; tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh, các chủ thể OCOP tham gia
các Hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối giao thương thuộc Chương trình xúc tiến
thương mại năm 2023 do các Sở, ngành tổ chức.
Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo
các cấp Hội, thông tin kịp thời đến hội viên, nông dân thời vụ, cơ cấu cây
trồng phù hợp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai đồng bộ các giải pháp
về phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra
tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhân rộng mô hình sản xuất
theo hướng hữu cơ, kinh tế tuần hoàn... khuyến cáo hộ dân trong vùng nuôi cá bè
trước mùa mưa lũ 2023.
Để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cần có sự phối hợp giữa các ngành, địa
phương và người nông dân thực hiện các nội dung sau: Xây dựng một hệ thống phân
phối đáng tin cậy và hiệu quả để đưa sản phẩm nông nghiệp từ nơi sản xuất đến
người tiêu dùng. Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng bá hiệu quả để tăng khả
năng tiếp cận và hấp dẫn người tiêu dùng. Sử dụng các phương tiện truyền thông,
mạng xã hội, quảng cáo, sự kiện và các kênh trực tuyến để quảng bá sản phẩm
nông nghiệp và tăng cường nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và lợi
ích của sản phẩm. Phát triển sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng để tạo sự
khác biệt và thu hút người tiêu dùng. Điều này có thể bao gồm chế biến sản phẩm
thành các dạng có giá trị cao hơn như thực phẩm chế biến, sản phẩm hữu cơ, sản
phẩm chứng nhận địa phương hoặc sản phẩm có công nghệ tiên tiến. Tạo ra mạng
lưới liên kết giữa các doanh nghiệp nông nghiệp, các cơ quan chính phủ, các tổ
chức xã hội và người tiêu dùng. Sự hợp tác này có thể giúp tăng cường thông
tin, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp tư vấn và hỗ trợ tài chính để phát triển và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hướng dẫn người nông dân cấp mã số vùng trồng
xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu.
Các ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý chất
lượng nông sản, kiểm soát, giám sát vật tư nông nghiệp. Để tiếp tục thực hiện
các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất của người nông dân; liên kết chuỗi
giá trị để thúc đẩy cơ giới hoá, ứng dụng công nghệ cao, các ngành, đơn vị, địa
phương cần thực hiện các nội dung sau: Hỗ trợ tài chính và cung cấp kỹ thuật
cho các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất của người nông dân. Điều này có
thể bao gồm việc cung cấp vốn đầu tư, tài trợ cho công nghệ và quá trình sản
xuất, đồng thời cung cấp đào tạo và tư vấn chuyên môn. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
như hệ thống giao thông, lưu trữ, kho bãi và các cơ sở xử lý sản phẩm nông
nghiệp, giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và giảm thiểu tổn thất sản
phẩm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức tổ chức và liên kết
sản xuất. Hỗ trợ người nông dân trong việc thương lượng và đàm phán với các đối
tác khác như nhà máy chế biến, nhà xuất khẩu, các đơn vị cung cấp nguyên liệu,
và các bên mua hàng khác, giúp người nông dân có quyền lợi tốt hơn và đảm bảo
giá cả và điều kiện kinh doanh công bằng. Xây dựng mối quan hệ gắn kết với các
thị trường tiêu thụ. Các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất của người nông
dân nên nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng và yêu cầu
chất lượng sản phẩm để tạo ra sản phẩm phù hợp và tăng khả năng tiếp cận thị
trường. Đào tạo và xây dựng năng lực cho người nông dân tham gia các hình thức
tổ chức và liên kết sản xuất nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, kỹ
thuật và kinh doanh, từ đó tăng khả năng hoạt động hiệu quả. Tình trạng phân giả, phân không đảm
bảo chất lượng vẫn còn; chưa giải quyết được tình trạng được mùa mất giá do đó
UBND tỉnh cần quan tâm xử lý
Nguyễn Thị Oanh